in

Cicada 3301: Mật mã bí ẩn nhất từng tồn tại trên Internet (Phần 2)

Đầu năm 2014 đánh dấu khởi đầu của vòng ba. 

Một tấm hình xuất
hiện, giải mã được tấm hình sẽ dẫn đến một cuốn sách, cuốn sách dẫn đến một đường
link, vẫn thế thôi.

Nhưng, lần này đã có gì đó thay đổi. Tấm hình sau khi được giải mã dẫn đến một . Với tựa đề Liber Primus, nghĩa là Cuốn sách đầu tiên trong tiếng Latinh, cuốn sách có vẻ như được viết bởi chính Cicada. Bảng chữ cái được khám phá hồi năm 2013 cuối cùng cũng có thể sử dụng được, vì những chữ cái được viết trong Liber Primus đa số đều là ký tự lạ. Mặc dù vậy, khi đã được dịch ra, những trang sách vẫn còn rất tối nghĩa. Nội dung cuốn sách gồm nhiều triết học lý luận và những ý tưởng về một xã hội siêu thực. Từ cuốn sách này, nhiều người đã suy đoán Cicada là một hội kín đang tuyển thêm thành viên để truyền giáo.

Trong cuốn Liber Primus là một trang sách hướng dẫn người chơi vào một đường link có trong deep web, nhưng nội dung của trang web đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

Một manh mối khác dẫn đến một đoạn nhạc có tên Interconnectedness (Tương Giao). Tuy vậy, phần lớn nội dung cuốn sách đến giờ vẫn còn là bí ẩn. Nhiều đoạn trong một số trang sách có vẻ như đã bị làm tối nghĩa qua nhiều lớp mã hóa mà cho đến giờ vẫn chưa ai giải được. Trong 74 trang sách viết bằng ký tự đặc biệt, chỉ mới có 19 trang sách được dịch hoàn toàn.

Cả năm 2015 trôi qua mà không có câu đố hay manh mối nào mới xuất hiện, khiến cho nhiều người tin rằng toàn thể cuốn Liber Primus phải được giải mã thì Cicada mới quay trở lại. Điều này ít nhiều gì đã được xác nhận vào đầu năm 2016 khi Cicada khuyến khích người chơi xem lại nội dung cuốn sách.

Khi Cicada lần đầu xuất hiện trên 4chan vào năm 2012, nhiều người cho rằng Cicada 3301 thực chất là một trò chơi thực tại (Alternate Reality Game – ARG) của một tập đoàn nào đó nhằm . Điều này thật ra cũng không phải là hiếm, Microsoft đã từng phát triển một ARG khá công phu vào năm 2001 để quảng bá cho phim Artificial Intelligence và một chiến dịch quảng bá tương tự cũng được dùng để quảng cáo cho trò chơi Halo2. Nhưng sau khi Cicada 3301 ra đời, gần như không có sản phẩm nào liên quan xuất hiện, nên khả năng này coi như bị loại bỏ.

Nếu chúng ta chọn tin những thông tin bị lộ về “vòng cuối chỉ dành riêng cho những người đầu tiên giải được câu đố”, thì chúng ta có thể sẽ biết nhiều hơn về Cicada. Theo những người đầu tiên giải được câu đố, sau khi giải xong, họ nhận được email. Trong đó, Cicada giới thiệu họ là một tổ chức quốc tế tin rằng mà mỗi người nên được kiểm soát tuyệt đối. Mục tiêu của những bài toán đó là để tuyển dụng những cá nhân có tư tưởng giống nhau để phát triển những phương án tốt hơn để nhận thức về bảo mật.

Email được kết lại với 3 câu hỏi, và chữ ký PGP của Cicada để xác minh Cicada thật sự là người đã gửi mail đã được che lại bởi người lộ thông tin. Trong số 3 câu hỏi kết thư, có một câu khá lạ lùng:

Bạn có tin rằng thông tin nên là miễn phí không?

Nếu Cicada tin
rằng thông tin nên là miễn phí đối với tất cả mọi người, và ai ai cũng có quyền
học tập từ tất cả mọi nguồn tri thức của nhân loại, vậy thì tại sao dòng mở đầu
của email lại là

ĐỪNG CHIA SẺ THÔNG TIN NÀY

Có vẻ hơi đạo đức giả một chút? Và mặc dù ý tưởng về một tổ chức đa quốc gia tuyển dụng nhân tài bằng những phương thức bảo mật và mã hóa thông tin nghe có vẻ xa vời thực tế, nhưng nhiều công ty và tổ chức chính phủ đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên bằng cách này từ hồi Thế Chiến thứ hai.

Vào năm 2013, cơ quan tình báo Anh quốc GCHQ đã tổ chức chương trình tuyển dụng Can You Find It? Những người tham gia phải giải mã nhiều mật mã được ẩn giấu khắp Internet và những người giải mã thành công sẽ được thưởng hoặc được trao một vị trí làm việc trong cơ quan tình báo. Google cũng từng thực hiện một chiến dịch tương tự với những bảng quảng cáo bí ẩn hồi năm 2004 và Hải Quân Hoa Kỳ cũng thực hiện một dự án tuyển dụng nâng cao vào năm 2014.

Một bảng quảng cáo của Google.

Ngoài ra, còn có một khả năng đã được đề xuất không lâu sau khi bài toán thứ ba xuất hiện. Một nhóm người với đủ nhân lực và tiền của hoàn toàn có thể tạo ra trò chơi tinh vi này. Những tấm áp phích với mã QR từ câu đố thứ nhất và thứ hai chủ yếu được dán khá gần những sân bay quốc tế. Điều này ám chỉ một người nào đó rảnh tiền và có thừa thời gian, đủ để đi lòng vòng và dán những tấm áp phích này.

Cicada 3301 đăng thông báo công khai cuối cùng của họ vào tháng Tư năm 2017, chủ yếu là để cảnh báo về những thông tin sai lệch đang trôi nổi tràn lan. Nhưng tiến trình hiện tại của bài toán thứ ba và khả năng về một bài toán thứ tư đến giờ vẫn còn là một ẩn số.

Và vẫn còn đó những câu hỏi, mà có thể chúng ta sẽ không bao giờ tìm được đáp án

Cicada 3301 là (những) ai? Ai đứng sau những câu đố này?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi có người hoàn thành trò chơi?

Mục đích của những câu đố này là gì?

Kênh YouTube Great Big Story gần đây đã phát hành một series mới về việc giải mã Cicada 3301. Mời bạn xem thêm nếu muốn có cái nhìn toàn diện hơn về bài toán đố này.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Chuyện đau lòng ở Bắc Kinh: Nữ sinh đại học tự sát, tự nhận mình là con chó của bạn trai

Nỗi sợ phụ nữ của đàn ông xa xưa thông qua những truyền thuyết kinh dị