Menu
in

Văn ‘chế’ theo cách tỏ tình của các văn nhân Việt Nam xưa: Ông tổ ngành ‘thả thính học’ là đây chứ đâu

Chẳng cần kiếm tìm đâu xa trong chuyện ngôn tình, những “cây bút vàng” của làng văn học Việt Nam cũng có thể dạy bạn những cách bày tỏ riêng bằng những câu nói đậm chất “văn – thơ – nhạc – họa”.

Mới đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ về hình ảnh chụp chung của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Nhìn lại mới gật gù, hóa ra ta lại quên mất họ mới là những ông tổ của ngành “thả thính học”.

Bức ảnh quy tụ đủ những anh tài của làng thả thính

Tất nhiên những câu văn dưới đây đã được thế hệ trẻ “chế” lại cho phù hợp với thời đại ngày nay, dựa trên phong cách riêng của mỗi nhà văn.

Tô Hoài

“Đời này ta nợ em một lần lên xe hoa và một đêm tân hôn”.

Cha đẻ của “Dế mèn phiêu lưu kí” sống mãi trong lòng bạn đọc

Cầm bút từ năm 17-18 tuổi, trong hành trình gần 75 năm văn nghiệp, bút lực dồi dào của Tô Hoài được tôi luyện từ một tâm hồn nhạy cảm với thời cuộc, nhân tình thế thái, với vạn vật, thiên nhiên và một cuộc đời đầy ắp trải nghiệm.

Nam Cao

“Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ, trước khi muốn đặt môi mình lên khuôn miệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đổ đầy cơm vào”.

Là ngòi bút hiện thực phê phán xuất sắc của văn học nước nhà nhưng nhà văn cũng đâu kém phần lãng mạn nhỉ?

Nhắc tới Nam Cao, người ta nhớ ngay đến một ngòi bút hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám, nhớ đến cái sắc lạnh trong ngôn ngữ, miêu tả, cách nhìn nhận sự việc khiến người đọc không khỏi rùng mình.

Nhưng đằng sau đó, lời văn của ông luôn ẩn chứa một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, xót thương số phận của con người, từ đó mơ ước về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xuân Diệu

“Nàng cả đời này sẽ mãi là người của ta vì ta đã chôn nàng vào tim mình rồi!”.

Thật là một thiếu sót nếu không nhắc tới Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam. Nhà thơ đã có một định nghĩa rất thú vị và độc đáo về thơ và tình yêu: “Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân”.

Huy Cận

“Nếu như hạnh phúc cũng có thể để dành giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc buồn đói lấy ra nhăm nhi thì nhất định anh sẽ để dành lại những ngày bên em”.

Nếu đã đọc qua thơ của Huy Cận, bạn sẽ thấy thơ ông ẩn chứa một nỗi buồn chênh chao trước sự chọn lựa về lý tưởng sống, sự cô đơn và khát khao thoát khỏi hiện thực, vươn ra cái mới. Từng dòng chữ, nét bút thơ ông đều rất đẹp, tươi mới và chân thực

Hàn Mặc Tử

“Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em – người ta yêu”.

Trong tạp chí Ngày mới xuất bản năm 1940, Chế Lan Viên từng nhận định về Hàn Mặc Tử: “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước sẽ biến đi và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”.

Nguyễn Bính

“Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lí! Vì sao trời còn có ngày không mọc nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em”.

Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ái tình như chính trong thơ ông đã viết: “Mộng đẹp theo ngày tháng. Đi êm đềm như thơ”.

Nguyễn Đình Thi

“Ta nghĩ về em trong mỗi bước chân, từng nhịp thở. Nếu được lựa chọn nữa ta vẫn sẽ chọn em nhưng ta vẫn cứ đặt em trong tim thôi vì ta không muốn lấy mất của nước Pháp một người tài hoa. Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người”.

Không chỉ là nhà văn -triết gia, nhà văn – nghệ sĩ, Nguyễn Đình Thi còn là một định nghĩa chuẩn về nhà văn hóa chân chính, cách mạng của thời đại mới.

Về nghệ thuật , thơ ông là tiếng nói đầu tiên “toé lên ở nơi giao nhau giữa tâm hồn và ngoại vật. Tiếng nồng thơm của đứa trẻ khi lần đầu tiên cất tiếng. Tiếng trinh nguyên của vũ trụ khi vừa thoát khỏi hỗn mang”.

Chế Lan Viên

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét”.

Nói về nhà thơ Chế Lan viên, nhà văn Lê Thành Nghị – Chủ tịch Hội đồng lý luận, Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét: “Sức sáng tạo của Chế Lan Viên có thể nói là phi thường và dấu ấn thơ ông để lại trong đời sống tinh thần thời đại mà ông sống quả là hết sức sâu sắc”.

Nguyễn Huy Tưởng

“Em có biết sự giống nhau giữa em và Hà Nội là gì không… Đó là đều được anh yêu suốt 1000 năm”.

Từ những câu thơ chân thật, thô mộc, giản dị, tự nhiên trong “Nhất điểm linh đài”, đến những trang văn hồn hậu trong “Thái Bình diên yến”, ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng ngày càng trở nên sắc sảo trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm, giãi bày tâm trạng và phản ánh những vấn đề bức thiết của cuộc sống. Ông chính là “Nhà chép sử bằng văn học” đáng tự hào của nước nhà.

Vũ Tú Nam

“Chỉ cần gặp em một lần thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời là một rồi”.

Với nhiều bạn đọc thế hệ 7x, 8x thì Hoa lá trong vườn, Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công – hai tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Tú Nam đó là những câu chuyện thú vị đi cùng họ suốt chặng đường thơ ấu trong trẻo và tinh khôi, đáng yêu, đáng nhớ.

Bạn còn biết những câu nói hay lời thơ văn hay cực phẩm nào của các văn nhân, thi sĩ xưa nhỉ? Hãy chia sẻ thêm cho mọi người cùng biết nhé.

 

Leave a Reply