in

Âm mưu đầu độc trẻ em bằng kẹo Halloween

Đêm Halloween năm 1974, Ronald O’Bryan đưa 2 đứa con, Timothy 8 tuổi và em gái đi chơi (cho kẹo hay bị ghẹo) cùng với vài đứa trẻ hàng xóm ở ngoại ô vùng Deer Park, Houston. Đêm đấy trời mưa nhẹ, nên đám trẻ chỉ có thể đi được khoảng 2 dãy nhà sau đó phải quay về trong nuối tiếc.

Khi 2 anh em chuẩn bị đi ngủ, Ronald đồng ý cho cả 2
ăn một miếng kẹo từ giỏ Halloween rồi mới đi ngủ, chúng cùng chọn ra 2 thanh
Pixie Stix cỡ lớn.

Khoảng 30 giây sau khi tôi rời phòng Timothy, tôi nghe tiếng thằng bé khóc thét lên “Bố ơi, con không thở được, bụng con đau lắm!”, thằng bé đang khuỵu xuống trong bồn tắm, nôn mửa, thở không ra hơi và ôm bụng.

Khoảng hơn 1 tiếng sau, Timothy O’Bryan qua đời trong bệnh viện và đến ngày tiếp theo, cảnh sát đã tìm thấy một lượng lớn Kali Xyanua () trong hệ tiêu hóa của cậu bé. Thanh Pixie Stix của Elizabeth, đứa con gái 5 tuổi của Ronald cũng chứa đầy KCN, nhưng may mắn là cô bé chưa mở thanh kẹo ra được vì đóng gói quá chặt.

Tin tức về một đứa trẻ bị đầu độc bởi kẹo Halloween lan đi khắp vùng Texas và sau đó là cả nước Mỹ. Thám tử địa phương điều tra vụ án trả lời Liên đoàn báo chí rằng “Phụ huynh nên ngay lập tức bỏ hết các loại kẹo từ giỏ Halloween của những đứa trẻ, không ai nên rủi ro sức khỏe con em mình. Nếu chúng muốn ăn kẹo thì ra siêu thị mà mua”.

Phụ huynh khắp nơi làm theo và vụ việc này đã mãi mãi làm hỏng một ngày lễ ưa thích của trẻ em.

Ronald O’Bryan, một chuyên gia nhãn khoa, đã hỗ trợ cảnh sát rất nhiều trong việc thu hẹp vị trí nơi những thanh Pixie Stix được phát ra. Trong quá trình tìm kiếm, 5 thanh kẹo có độc khác đã được tìm thấy, và điều đáng nói là những đứa trẻ nhận thanh kẹo này đều đi chơi trick or treat với gia đình O’Bryan.

Ngay từ đầu cuộc điều tra, Ronald cũng đã nhanh chóng bị nghi ngờ. Sau khi con mình qua đời vài ngày, ông đã đi rút ngay khoản tiền bảo hiểm lúc đó trị giá 30,000 USD.

Vào ngày 4/11, Ronald O’Bryan bị bắt vì sát hại con mình. Cảnh sát không công bố nhiều về quá trình điều tra, nhưng một bồi thẩm đoàn vào tuần kế tiếp đã tiết lộ rằng 2 tháng trước án mạng, Ronald O’Bryan đã liên lạc với một người bạn làm trong ngành dược và hỏi về liều lượng KCN cần thiết để gây tử vong, khi người bạn đó hỏi lại lý do O’Bryan muốn biết thì hắn chỉ lắc đầu rồi bảo là tò mò thôi.

Sau đó, một nhân viên bán hóa chất cũng làm chứng rằng
Ronald O’Bryan đã liên lạc để mua KCN nhưng họ chỉ bán theo khối lượng là
2.2kg. Vì số lượng này là quá nhiều nên O’Bryan đã từ chối mua.

Vào đêm Halloween, một số nhà hàng xóm của O’Bryan
cũng nói rằng họ đã thấy hắn vào một căn nhà hoang một mình, và thấy hắn quay
trở lại với một lô Pixie Stix, sau đó O’Bryan phát số kẹo này cho 2 đứa con
mình, và vài đứa trẻ khác. Những đứa trẻ đó cũng được tính là mưu sát, và
O’Bryan bị kết tội thêm 4 vụ mưu sát không thành.

Anh trai của O’Bryan cũng đứng lên làm chứng chống lại hắn, nói rằng “Ronald là một người lười nhác, không biết quản lý tiền bạc và luôn mắc nợ người khác”.

Trong thời gian tổ chức phiên tòa vào tháng Năm năm
1975, nhiều nhân chứng, thậm chí cả vợ của Ronald, Daynene O’Bryan cũng làm chứng
chống lại hắn. Cuộc sống gia đình của họ đã xuống cấp rất nhiều do Ronald luôn
vướng vào cảnh nợ nần. Mặc dù 2 người còn chưa trả hết được một số khoản tiền nợ,
Daynene tiết lộ rằng Ronald đã mua bảo hiểm cho cả 2 đứa con, mỗi đứa 20,000
USD. Khi bà hỏi họ sẽ dùng số tiền này để làm gì, Ronald hứa với Daynene rằng họ
sẽ trả hết nợ rồi chuyển đến Florida sống.

Ronald Clark O’Bryan

Liên đoàn báo chí cũng để ý đến thái độ mà Daynene dành cho chồng bà, “Bà O’Bryan, khi làm chứng trước tòa, đã nói rằng chồng bà hoàn toàn xứng đáng bị lên ghế điện, với gương mặt tuyệt đối lạnh lùng, không chút cảm xúc hay xót thương dành cho người đàn ông bà từng chung sống”.

Đại diện bên bảo hiểm cũng nói với cảnh sát rằng chỉ
vài tiếng sau cái chết của Timothy O’Bryan, bố của cậu bé đã gọi điện đến để tiến
hành làm thủ tục lấy tiền bảo hiểm.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Trong suốt phiên tòa,
cũng đã có những người đi ngược lại dư luận, nói rằng Ronald là một người “lành
tính”, luôn tốt bụng với trẻ em và thường xuyên đi nhà thờ. Theo lời một người
đồng nghiệp của Ronald,

Ông ta là một người chu đáo và biết lo cho con mình.

Nhưng chỉ nhiêu đó, chống lại tất cả những bằng chứng kết tội O’Bryan là không đủ. Vào ngày 3/6/1975, Ông kẹ ngày Halloween bị tuyên án là có tội sau khi bồi thẩm đoàn Houston cân nhắc kỹ lưỡng trong 46 phút. Ngày hôm sau, cựu trợ lý cảnh sát, bác sĩ nhãn khoa, bị kết án tử hình trên . Nhưng đến ngày 31/3/1984, phương thức thực hiện đã được thay đổi thành tiêm thuốc độc. 8 năm, 9 tháng và 28 ngày sau khi bị kết án tử hình, Ronald Clark O’Bryan, Kẻ phá hoại Halloween của Houston, qua đời vào lúc 12h48 sáng. Sau tất cả mọi chuyện, hắn vẫn nói rằng bản thân vô tội. Trong một buổi phỏng vấn trước khi tiêm thuốc độc, O’Bryan nói rằng:

Bởi vì tôi không có tội, nên tôi không có gì để lo cả.

Khi nói những lời cuối cùng trước khi chết, Ronald dùng đức tin để tha thứ cho những người đã sai về hắn:

Những chuyện sắp xảy ra trong vài phút tiếp theo là hoàn toàn sai trái. Tuy nhiên, chúng ta là con người, và con người thì luôn mắc phải những lỗi lầm ngớ ngẩn. Vụ xử tử này là một trong những sai lầm đó, nhưng điều này không có nghĩa là toàn bộ hệ thống tư pháp của chúng ta đang đi sai hướng. Vì thế, tôi sẽ tha thứ cho tất cả những người đã tham gia trong quá trình khiến tôi bị tử hình. Ngoài ra, với những người mà tôi đã phật lòng trong suốt 39 năm tôi tồn tại, tôi khẩn thiết cầu xin sự tha thứ từ các bạn, cũng như tôi sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã làm tổn thương tôi bằng mọi cách. Tôi cầu nguyện và xin Chúa tha thứ cho tất cả chúng ta. Gửi đến những người thân yêu của tôi, tôi sẵn sàng chào đón mọi người bằng tình yêu bất diệt của mình. Đối với những người gần gũi với tôi, hãy biết rằng, tôi luôn yêu thương các bạn. Chúa phù hộ các bạn và xin Chúa luôn ban phước lành cho tất cả chúng ta.

Tái bút: Tôi đã được những nhân viên của Bộ tư pháp hình sự Texas đối xử rất tốt trong những năm tháng bị giam cầm.

Bên ngoài nhà tù Huntsville, Texas, các nhân viên của một quán bar địa phương phát Pixie Stix cho vài trăm người đến xem vụ hành hình.