in

Công dụng của nước tiểu thời La Mã cổ: Từ đánh răng cho đến giặt đồ

Loại thuế nước tiểu này không phải nhằm vào những người “tạo ra” nước tiểu, mà là khoản thế dành cho những kẻ chuyên đi thu mua nước tiểu. Nghe thì có vẻ lạ lẫm và có vẻ không khả thi chút nào, nhưng thực tế số tiền thuế triều đình La Mã thu được từ khoản thuế này, đã giúp họ khôi phục tài chính và kinh tế đang trên đà sụp đổ của đất nước.

Vào năm 69 SCN, ngay khi vua Titus Flavius Vespasianus vừa ngồi lên ngai vàng đế chế La Mã, ông ta đã gặp phải tình thế vô cùng khó khăn: Cuộc chiến kéo dài suốt nhiều năm liền đã rút sạch toàn bộ số tiền trong ngân khố quốc gia. Vespasianus còn chưa kịp hưởng thụ cuộc sống cung đình xa hoa đã phải đối mặt với câu hỏi: Làm cách nào để bổ sung tiền bạc, lấp đầy lại quốc khố?

Thế là ông ta đề xuất ra đủ các loại thuế má, nào là thuế đặc biệt thời kì chiến tranh, thuế sinh sản, thuế kỹ nữ,… và cả thuế nước tiểu.

Tiền thuế nhiều đồng nghĩa với việc thu nhập của những người thu mua nước tiểu không hề thấp, việc này đặt ở thời hiện đại nghe có vẻ khá khó hiểu, tại sao việc thu mua nước tiểu lại là một công việc kiếm lời tới khó tin như vậy?

Còn đặt ở La Mã cổ đại cách chúng ta hơn một ngàn năm thì đây lại là chuyện rất bình thường. Bởi vì nước tiểu là một trong những thứ được sử dụng rộng rãi và có nhiều công dụng nhất trong cuộc sống của người La Mã cổ.

Không chỉ các hộ gia đình đều có thói quen để dành nước tiểu, mà ở đầu các con phố lớn nhỏ đều có để sẵn thùng đựng, để khuyến khích người dân quyên tặng nước tiểu. Nhưng đến sau này, khi việc buôn bán nước tiểu trở nên quen thuộc và lan toả rộng rãi, người ta đã không còn chịu quyên góp nữa, mà dựa vào việc bán nước tiểu để kiếm một khoản sinh hoạt phí nho nhỏ cho gia đình.

Cũng vì thế khi thuế nước tiểu ra đời, nó đã giúp triều đình thu về một số tiền không nhỏ.

Điều đáng nói là tại sao một thứ bài tiết từ con người, trông có vẻ cực kì ghê tởm, lại được người La Mã cổ đại xem như báu vật?

Bởi vì người La Mã cổ đã phát hiện ra được công dụng vô cùng hữu ích của nước tiểu.

Vào khoảng 2800 TCN, người Ai Cập cổ đại đã xem việc mặc những bộ đồ được sạch giặt sẽ là tượng trưng cho thần thánh, họ xem nó như một biểu tượng của sự trang trọng và cao quý. Điều này này cũng được lan truyền rộng rãi và ảnh hưởng sâu sắc đến khắp các khu vực chung quanh, đi theo đó còn có cách giặt giũ quần áo, và trên đường lan toả ấy, chúng cũng không ngừng được đổi mới và phát triển.

Người La Mã hấp thụ kinh nghiệm của tiền nhân cộng thêm sự sáng tạo vô hạn của mình, để cho ra đời một chất tẩy rửa cực kì công hiệu, nhưng cũng không kém phần “ghê tởm”nước tiểu.

Lúc ban đầu người La Mã cổ sử dụng một loại cỏ có khả năng tạo ra xà phòng được nhập khẩu từ Syria, tuy nhiên loại cỏ này có chi phí vận chuyển và giá cả cực kì xa xỉ, cũng vì thế nó dần bị xa lánh. Rồi không biết ai là người đầu tiên thử dùng, mà người ta nhận ra rằng, nước tiểu có công hiệu tẩy rửa không hề thua kém bất kì chất tẩy rửa đang lưu hành nào, thậm chí nó có phần nhỉnh hơn, vì chi phí rẻ mạt và người ta có thể “tự sản xuất” được.

Trong nước tiểu rất giàu urê, nếu để trong không khí quá 24 tiếng nó sẽ phân giải ra một lượng lớn khí amoniac, khí amoniac cũng chính là lý do làm nước tiểu có mùi khai tanh tưởi, đồng thời nó cũng có tác dụng như một loại chất kiềm yếu.

Nguyên nhân những vết dầu mỡ dính trên quần áo không thể dùng nước để rửa sạch, là vì các chất béo (lipid) thường do các gốc Axit cacboxylic và Ancol hợp thành, cả hai gốc này đều thuộc nhóm kị nước, nên nếu chỉ rửa bằng nước sẽ không cách nào tẩy đi các vết dầu mỡ.

Nhưng khi gặp phân tử mang tính kiềm yếu liên kết giữa các phân tử trong chất béo sẽ bị vỡ ra, phân giải các Triglyceride thành muối Axit cacboxylic. Lúc này chúng đều có gốc ưa nước, nên có thể hoà tan và bị nước rửa trôi.

Đây cũng chính là lý do mà nước tiểu có thể giúp giặt sạch quần áo.

Ngày nay nguyên lý này cũng được áp dụng để chế tạo xà phòng, nước giặt quần áo và các chất tẩy rửa khác. Nên theo lý thuyết dù là hiện tại chúng ta cũng có thể dùng nước tiểu để tẩy rửa hoặc giặt giũ quần áo, nhưng do các chất tẩy rửa hiện nay đều được điều chế sạch sẽ và có công dụng tốt hơn, nên nước tiểu dần bị lãng quên.

Người La Mã cổ lúc bấy giờ hiển nhiên không thể biết được những nguyên lý hoá học sâu xa như thế, họ chỉ biết rằng, thực tế là sau khi dùng nước tiểu để tẩy rửa, giặt giũ quần áo thì quần áo sạch sẽ hơn rất nhiều, nên họ bắt đầu sử dụng nước tiểu như một thứ thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.

Họ thường đổ nước tiểu vào trong những thùng, thau lớn, rồi bỏ đồ cần giặt vào, dùng chân đạp mạnh, dưới tác dụng của sức mạnh vật lý cũng như phản ứng hoá học, những vết bẩn dù bám dính thế nào cũng sẽ bị đánh bay.

Từ đó La Mã cổ đại sinh ra một ngành nghề giặt quần áo chuyên nghiệp, nó này bao quát  từ khâu thu mua nước tiểu cho đến tẩy rửa, giặt giũ quần áo. Người dân chỉ cần bỏ ra một chi phí rẻ mạt, không cần đụng vào nước tiểu, đã có thể giặt sạch quần áo, nên chẳng bao lâu, ngành nghề này đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những nghề kiếm ra tiền nhanh nhất.

Không chỉ dừng ở việc giặt giũ quần áo, người La Mã cổ còn phát hiện khi dùng nước tiểu để đánh răng, súc miệng, răng miệng của họ cũng sẽ sạch sẽ hơn, cách này cũng lợi dụng nguyên lý urê phân giải ra khí amoniac để vệ sinh răng miệng.

Thế là người La Mã cổ bắt đầu điều chế nước tiểu thành các loại nước súc miệng, kem đánh răng, bảo đảm sau khi đánh răng xong, răng sẽ vừa trắng vừa sạch.

Cùng là nước tiểu, nhưng trong mắt người , nó còn có sự phân cao thấp. Tỷ như loại nước tiểu có giá cao nhất đến từ những cư dân ở Bồ Đào Nha, người La Mã cổ cho rằng đây là loại nước tiểu tốt nhất trên đời. Nếu đó là nước tiểu đồng tử hoặc nước tiểu của một gã đàn ông đang say rượu thì lại càng đáng tiền hơn.

Trừ ứng dụng trong tẩy rửa, vệ sinh, nước tiểu còn được đưa vào ngành công nghiệp thuộc da, những người thợ thuộc da cực kì thích nhúng da động vật vào trong nước tiểu, việc này giúp họ có thể loại bỏ phần lông ra khỏi lớp da một cách nhanh chóng hơn. Mặt khác, họ còn dùng… phân bôi lên da, để da mềm hơn,… Từ đây tính thực dụng của nước tiểu được nâng lên tầm cao mới.

Quay lại việc hoàng đế La Mã cho đánh thuế nước tiểu, vào lúc ấy, việc đánh thuế nước tiểu đã gợi ra sự bất mãn không hề nhỏ trong lòng dân chúng, thậm chí đến con trai ruột của ông ta cũng cho rằng đây là một quyết định sai lầm. Thế nhưng hoàng đế không quan tâm việc những đồng tiền thuế của mình nhuốm mùi khai thối của nước tiểu hay ghê tởm thế nào, vì chỉ cần số tiền thu được từ đó đã lấp đầy quốc khó đang trống rỗng là đủ.

Có lẽ là vì châm chọc việc thu thuế nước tiểu này của vua La Mã, nên ngày nay, các nhà vệ sinh công cộng ở Pháp được gọi là “Vespasienne” – trùng tên với vị vua La Mã trên.

Câu chuyện bên trên nghe hơi tanh tưởi và ghê tởm, nhưng có một điều chúng ta không thể phủ nhận được, đó chính là công dụng của nước tiểu.

Thậm chí trong thời kì nội chiến diễn ra ở Mỹ, quân đội Mỹ từng thu mua không ít phân chuồng, tro tàn, rơm rạ và nước tiểu để chế thành hỗn hợp thuốc nổ dùng trong chiến tranh.

Hiện nay, nước tiểu đã không còn được dùng để đánh răng hay giặt giũ hoặc chế tạo bom hỗn hợp, nhưng nó vẫn được ứng dụng trong . Nước tiểu là kết quả của sự trao đổi chất trong cơ thể con người, qua nó người ta có thể biết được tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Chính vì thế xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất trong quy trình kiểm tra sức khoẻ ngày nay.

Trong nước tiểu còn chứa nhiều chất hoá học như photpho, kali, vả lại có hàm lượng nitơ cao, nên nó cũng là một loại phân thiên nhiên cực tốt, và được dùng để chế tạo phân bón dùng trong nông nghiệp

Dù cách sử dụng của người La Mã cổ khó thể khiến người hiện đại chấp nhận, nhưng thực tế đó vẫn là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Nó giúp ta biết rằng trên thế giới này không có thứ gì là hoàn toàn phế thải, cho dù là phân hay nước tiểu được thải ra, cũng có thể phát huy tác dụng khó tin.