in

Léo Major: Người anh hùng một mắt giải phóng cả một thành phố khỏi tay Đức Quốc Xã

Léo Major có sở
trường làm mọi thứ một mình – những việc mà sẽ cần đến ít nhất 50 người đàn ông
may ra mới có thể làm được.

Mặc dù đã bị chột một bên mắt, nhưng người lính Canada gốc Pháp thời thế chiến thứ hai này đã từng tự bắt giam 93 lính Đức. Sau đó, ông vượt lên chính mình bằng cách giải phóng cả một thành phố khỏi sự áp bức, và cũng như bao chiến công khác, ông hoàn thành kì tích này chỉ nhờ vào sức lực của bản thân mà không có sự trợ giúp nào khác.

Càng đào sâu vào những thành tựu của Léo Major, câu chuyện cuộc đời ông càng giống một bộ phim hành động viễn tưởng.

Cuộc đổ bộ Normandy

Léo Major (bên trái) mất một mắt trong chiến dịch Overlord của cuộc đổ bộ Normandy.

Vào ngày 6/6/1944, Léo Major hạ cánh tại Pháp cùng những người chiến hữu Canada để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Normandy. Major lúc đó đang là chàng trai 23 tuổi xuất thân từ Québec tình nguyện gia nhập quân đội. Ông từng phục vụ trong chiến tranh thế giới thứ hai 4 năm trước đó vì mục tiêu hạ đổ và phần nào được phiêu lưu ra thế giới bên ngoài đất nước của mình. Và khi đã hạ cánh ở Normandy, Major như dấn thân vào cuộc phiêu lưu của cả đời người.

Major chiến đấu băng qua những bãi biển cùng với những chiến hữu người Canada và đã tự tay bắt được một lính Đức trước khi tiến vào Pháp.

Chỉ vài tuần sau, phe địch ném lựu đạn vào vị trí Major đang đóng quân. Quả lựu đạn phát nổ và gây ra tổn thất nặng đến đơn vị của ông, trong đó nghiêm trọng nhất là Major khi thị lực bên mắt trái bị ảnh hưởng. Hầu hết các binh sĩ khác sẽ phải trở về nhà, ngồi ngoài nhìn phần còn lại của cuộc chiến để dưỡng thương. Nhưng Léo Major không phải là chàng lính bình thường. Ông băng bên mắt bị chột lại, sau đó yêu cầu một khẩu súng khác để tiếp tục chiến đấu.

Ta là xạ thủ, mất mắt này thì dùng mắt kia. Lên nào.

Từ Pháp cho đến Hà
Lan, dường như ông chẳng ngán bất cứ chiến trường nào. Tại Hà Lan, ông tham gia
vào Trận Scheldt hồi tháng Mười và Mười Một năm 1944. Trận chiến này là một phần
quan trọng trong chiến dịch giải phóng Hà Lan, đặc biệt là ở các khu vực ven biển
để quân Đồng Minh có thể nhận được trợ cấp thông qua đường biển.

Lính Đức đầu hàng sau trận sông Scheldt.

Major cùng đơn vị
của ông được giao nhiệm vụ giao chiến với lính Đức quanh Scheldt, một con sông
dài chạy xuyên qua Hà Lan. Tiến trình lúc đó khá chậm do địa hình lầy lội mà
còn thường bị cắt ngang bởi kênh đào và những toán lính cố thủ.

Một đêm nọ trong
cuộc tấn công, Major được phái đi để cứu một số quân ta đã bị lạc khi đi tuần
tra. Nhưng đối mặt với lính Đức trong màn đêm, Major nghĩ ra ngay ý tưởng cực kỳ
điên rồ. Cầm theo vũ khí, ông trượt xuống những rãnh kênh bao quanh vị trí quân
Đức và bắt đầu bơi.

Lúc đó anh như con rái cá vậy đó mấy đứa.

Major bơi trong dòng nước vào đến trung tâm nơi Đức đóng quân. Ông bước lên bờ, âm thầm giết hai lính gác, sau đó rình rập qua vị trí chỉ huy, và phần thưởng ở ngay đó trước mắt ông. Tên chỉ huy đang yên giấc ngủ say, đằng sau hắn là một hàng phòng thủ mạnh mẽ. Khi hắn tỉnh dậy, một người lính Canada đang đứng trong phòng nói với hắn rằng bây giờ, hắn sẽ là tù binh của anh. Gã chỉ huy cực kì bối rối vì không hiểu làm thế nào mà anh lính trẻ này lại chui vào được bởi trước đó không hề có giao tranh hay tiếng súng nào cả.

Major lôi tên chỉ huy ra khỏi đồn, đến doanh trại gần đó, nơi 93 người lính Đức khác cũng đang ngủ say. Với việc chỉ huy của chúng bị bắt, những người lính không còn thấy lối thoát nào khác ngoài đầu hàng. Major gọi về để báo cho đơn vị của ông rằng ông sẽ quay lại cùng với một vài tù nhân và yêu cầu xe tăng đến hỗ trợ đưa tù binh về trong khi ông tiếp tục hoành hành quân Đức.

Cấp trên đã trao cho ông Huân chương Thành tích Đặc biệt Xuất sắc trong Chiến đấu nhưng Major đã từ chối vì theo ông, người trao thưởng – Tướng Bernard Montgomery, là một gã bất tài.

Huân chương Thành tích Đặc biệt Xuất sắc trong Chiến đấu.

Theo Luc Lépine, “Major là một khẩu thần công, thằng nhóc gầy còm từ xóm làng xã hội đen không biết sợ gì cả. Nhưng ngoài bản chất gan dạ của mình, Léo Major vẫn là một người biết cư xử đúng mực, tháo vát, và độc lập.”

Vào tháng Hai năm 1945, Major đang chạy xe ở Rhineland thì vấp phải một mỏ mìn. Lần này, ông bị hất tung đi khá xa và đã gãy vài đốt sống. Một lần nữa, ông từ chối việc được miễn làm nhiệm vụ. Thay vì cúi đầu nhận lệnh nghỉ dưỡng, ông chạy đi và ở ẩn cùng với một gia đình người dân mà ông đã làm quen không lâu trước đó. Một tháng sau, ông quay trở lại với đơn vị của mình. Người lính bị chột một mắt giờ sẽ tiếp tục chiến đấu với cái lưng đang mỏi. Nhưng những chấn thương này không hề ngăn cản ông lập tiếp một kì tích nữa.

Giải phóng cả một
thành phố

Zwolle thời chiến.

Vào tháng Tư năm 1945, khi những người lính Canada tiến về phía Bắc để đến được Hà Lan, họ đã ghé ngang qua thành phố Zwolle lúc đó do Đức chiếm đóng. Vào ngày 13/4, Léo Major và một anh bạn thân được gửi đến vùng ngoại ô của thành phố ngay sau khi trời tối để bắt đầu nhiệm vụ trinh sát.

Trong lúc thực hiện
nhiệm vụ, cả hai không may gặp phải một toán lính Đức, hai bên nã đạn vào nhau.
Anh bạn thân của Major bị trọng thương. Major giận dữ xả súng giết chết hai tên
lính kia, nhưng lúc đó đã quá muộn để cứu mạng người đồng đội.

Sau đó, tôi chỉ có một sứ mệnh duy nhất. Dù sống hay chết, nhất định phải giải phóng toàn bộ Zwolle.

Đầu tiên, Major tìm một người lính Đức, tìm mọi cách để thuyết phục hắn rằng sắp có một đợt tấn công lớn của Canada và tên lính nên đi thông báo với đồng đội của mình để .

Major sau đó dành
cả đêm để diễn như thể đang có một đợt tấn công lớn. Ông chạy từ vị trí này
sang vị trí khác và bắn vào các toán lính người Đức, ông ném lựu đạn, bắn pháo,
làm đủ mọi cách. Khi từng toán lính nhận ra mình đang bị tấn công, Major xuất
hiện và bắt giam họ theo đợt, từ 8 – 10 tên lính một đợt và giao nộp chúng cho
quân kháng chiến.

Trời mờ sáng, ông đã bắt được hơn 50 tên lính Đức, buộc những kẻ còn lại phải rút lui. Quân đội Canada vào được thành phố mà không hề gặp bất kỳ cản trở nào. Major đã giải phóng hơn 50,000 dân của thành phố Zwolle mà không cần gì ngoài tài trí và lòng can đảm.

Léo Major cùng một số quan chức thành phố và trẻ em.

Cuộc sống sau chiến
tranh thế giới thứ hai

Leo Majorlaan – Đường Leo Major. Dòng chữ phía dưới: “Dành tặng người lính Canada đầu tiên đã giải phóng Zwolle (1921-2008)”

Có thể chiến tranh
đã hết, nhưng cuộc đời vẫn chưa buông tha cho Major.

Khi nổ ra vào năm 1950, Major lại tình nguyện đi chiến đấu. Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm một vị trí quan trọng trên Đồi 355, một chiến trường khoảng 20 dặm về phía Bắc của Seoul có tầm quan trọng chiến lược lớn đối với các tuyến đường cung ứng.

Cuối tháng Mười Một,
Major và 20 đồng chí khác lẻn vào trại Trung Quốc và bắt đầu nổ súng. Người
Trung Quốc cho rằng họ đã bị đánh úp và rút lui.

Trong vòng ba ngày, Major và đồng đội của ông kiên quyết chống lại các cuộc phản công của Trung Quốc, những cuộc phản công với số lượng lính lớn hơn nhiều so với quân của Major. Chiến trường đã có lúc căng thẳng đến mức cấp trên ra lệnh cho Major rút lui, nhưng với bản tính gai góc của mình, ông từ chối. Ông và những người đồng đội kiên quyết chiến đấu tới cùng, và lại một lần nữa sống sót để về nhà.

Theo những người thân của Major, việc đất nước của ông không công nhận những thành tích của ông thật ra cũng có lý do. Major không phải người thèm sự chú ý và công nhận. Ông thậm chí còn không kể cho bất kỳ ai nghe về Zwolle mãi cho đến năm 1969, khi một số cư dân thành phố tìm thấy ông và mời ông tham gia lễ kỷ niệm ngày thành phố được giải phóng.

Léo Major vào năm 1995.

Nếu có ai hỏi thì Major vẫn sẽ kể cho họ nghe về những chiến tích của mình, nhưng ông luôn giữ cái nhìn khiêm tốn về điều đó. Ông sống khiêm nhường mãi cho đến khi qua đời ở tuổi 87 vào năm 2008.

Tôi đánh nhau chỉ với một con mắt, và tôi đã làm khá tốt đấy chứ, phải không?