in

Những câu chuyện có thật đọc xong là sợ (P10: Cuộc đời đáng buồn của chàng thổ dân Ota Benga)

Vào ngày 20/3/1915, chàng trai châu Phi 32 tuổi tên Ota Benga tự bắn vào tim mình trong khi đang sinh sống tại Mỹ.

Sau tất cả, Benga đã làm những gì cậu có thể để giữ lại cho mình chút lòng tự trọng mặc dù phải sống cuộc đời như một con thú được trưng bày cho người qua xem. Câu chuyện của anh, như những bi kịch khác, cũng bắt nguồn do màu da.

Đất nước mà
chúng ta biết ngày nay với cái tên Cộng hòa Dân chủ Congo từng là một khoảng trống
lớn trên bản đồ. Rừng nhiệt đời rậm rạp và những con sông quá dài để định hướng
khiến cho việc khám phá và khai quật vô cùng khó khăn. Mãi cho đến khi Vua
Leopold đệ Nhị của Bỉ quyết định rằng ông muốn mảnh đất màu mỡ này, cùng vốn
tài nguyên cao su ở đây.

Ông ủy thác một
loạt các cuộc thám hiểm đến Congo để lập bản đồ địa hình và cảm nhận giá trị thực
sự của mảnh đất còn hoang sơ này.

Mặc dù mảnh đất mới này to bằng Alaska và Texas cộng lại và được gọi là Nhà nước Tự do Congo, không có một tí gì là miễn phí về nơi này cả. Tất cả đều là tài sản cá nhân của Vua Leopold đệ Nhị.

Dưới sự điều hành của những giám hộ người Bỉ, dân bản địa đã rơi vào cơn ác mộng của những trận , và giết người hàng loạt.

Tình hình ở đây
tệ đến mức ngay cả những cường quốc thực dân khác cũng phàn nàn về cách đối xử
với người dân trên lãnh thổ. Anh Quốc thậm chí còn mở một cuộc điều tra chính
thức vào năm 1903 giúp dẫn đến một số cải cách. Nhưng cuối cùng, một số ước
tính nói rằng vẫn có hơn 10 triệu người Congo bị giết dưới thời Leopold.

Đây chính là cuộc
sống đã chào đón Ota Benga.

Benga là người của bộ lạc Mbuti được sinh ra trong rừng Ituri, ở vùng cực Đông của thuộc địa. Người dân ở đây sống theo nhóm gia đình từ 15 đến 20 người, di chuyển từ một ngôi làng tạm bợ này đến một ngôi làng khác tùy vào vụ mùa và mùa sinh đẻ của các con thú.

Benga cưới vợ
và sau đó làm cha của 2 đứa trẻ, điều này đã có thể là mở đầu cho một nhóm dân
mới do Benga dẫn dắt, hoặc tự bắt đầu một bộ lạc riêng cho cậu, như những người
Mbuti đã làm suốt mấy ngàn năm nay.

Nhưng chuyện đó
đã không xảy ra, Benga chưa bao giờ có cơ hội dẫn dắt bộ lạc của mình.

Khi Benga còn ở tuổi thiếu niên, miền đông Congo đã nổ ra một cuộc chiến tranh lớn, mang theo những chủ nô người Ả Rập và một cuộc xâm lăng của Force Republique, một đội quân chiếm đóng do Bỉ lãnh đạo, được điều khiển bởi các thuộc địa của người Anh và chỉ huy bởi những người tàn bạo nhất nhỉ nước Bỉ; Force Publique ban đầu được thành lập để thực thi hạn ngạch cao su và trừng trị những người dám phản đối bằng roi da hà mã.

Như nhiều dân quân thuộc địa khác, Publique đã dính vào nạn tham nhũng, họ hãm hiếp và giết hại dân làng, thậm chí chặt tay và đầu sau đó đem về để trưng. Đâu đó vào cuối những năm 1890, những người lính của Force Republique đã tìm thấy nơi gia đình Benga ở và đang định hạ sát toàn bộ gia đình. Benga lúc đó ở ngoài săn lượm đồ ăn nên chàng thiếu niên chỉ có thể thấy thảm kịch khi đám lính đã xong việc.

Force Republique

Đối với một người
chuyên săn bắn hái lượm như Benga, gia đình là toàn bộ cuộc sống của cậu. Không
có họ, Benga chỉ có thể lang thang một minh đến chết, hoặc tìm kiếm một nhóm
gia đình mới, cầu xin họ nhận về sống.

Ngoài hai lựa chọn dĩ niên này ra, định mệnh đã cho Benga một phương án thứ ba.

Không lâu sau khi mất hết gia đình, cậu bị những người buôn bán nô lệ xích lại và đem ra khỏi rừng. Chúng đưa Benga đi làm công nhân trong một khu công nghiệp mới. Chính tại đó, vào năm 1904, Benga đã được phát hiện bởi một doanh nhân người Mỹ tên Samuel Verner.

Verner đến Congo trong một chuyến thám hiểm được ủy quyền bởi Triển lãm Hàng tiêu dùng Louisiana. Công việc của ông là tìm ra một số người chính gốc từ các bộ lạc Pygmies để diễn thuyết về liên kết bị mất trong lịch sử tiến hóa của loài người. Nhìn vào Benga, Verner thấy một cậu bé gầy, da đậm màu, với hàm răng sắc nhọn. Dựa vào những đặc điểm này, Verner đã thấy được thứ mà ông cần. Và thế là cái giá để mua Benga đã được đề ra:

Một cân muối và một tấm vải.           

Đoàn thám hiểm
của Verner ngay lập tức mang Benga trở về St. Louis, và Ota Benga trở thành tâm
điểm của Triển lãm Thế Giới năm 1904.

Cậu cùng những anh em châu Phi khác nhanh chóng nhận ra rằng những người ở đây chỉ muốn thấy “sự man rợ châu Phi chính hiệu”, nên Benga bắt chước những điệu nhảy chiến trường mà họ đã quá quen thuộc. Trong lúc bị giam cầm, Benga kết bạn với Geromino và tính tiền những người muốn xem hàm răng sắc nhọn đặc biệt của cậu. Có một lúc, Vệ binh Quốc gia đã phải được điều động đến để kiểm soát đám đông vì số lượng người muốn xem càng ngày càng lớn.

Sau hội chợ, Benga đi du lịch cùng Verner và quay trở về châu Phi trong một thời gian ngắn. Vào năm 1905, cậu lên cư trú với một bộ lạc Congo khác, Batwa, và kết hôn với một người phụ nữ thổ dân. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài vài tháng, kết thúc khi vợ của Benga chết vì rắn cắn. Lại một lần cuộc sống hững hờ với Benga, cậu tiếp tục quay trở về Mỹ.

Đặt chân đến Mỹ
vào năm 1906, điểm dừng đầu tiên của Benga là một phòng khách tại Bảo tàng Lịch
sử Tự nhiên Hoa Kỳ. Tại đây, cậu lại trở thành một kỳ quan thu hút khách bằng
cách giả vờ như không biết nói tiếng người.

Khi được yêu cầu đi phục vụ cho một gia đình giàu có, Benga giả vờ không hiểu và ném chiếc ghế đi. Những vị khách khác rất thích chứng kiến điều này, nhưng giám đốc bảo tàng từ chối trả lương cho Verner vì những hành động xấc xược này. Thế là cả hai lại lên đường, lần này đến Sở thú Bronx.

Tờ New York Times đưa tin về triển lãm có Ota Benga.

Benga được tự
do di chuyển trong sở thú Bronx, nhưng chiếc võng cậu nằm thì lại được treo
trong chuồng khỉ. Nghĩa là Benga cũng đang được trưng bày như một phần của Triển
lãm Hội Nhân học New York về Quá trình tiến hóa của loài người.

Những giáo sĩ da đen đã hết sức kinh hoàng trước cuộc triển lãm và yêu cầu sở thú thả tự do cho Benga, đồng thời vận động để buộc sở thú đóng cửa. Benga được thả ra bởi James Gordon, người đã. Sau đó, cậu đến sống ở trại trẻ mồ côi da đen của Gordon.

Giáo sĩ James Gordon.

Vẫn không hài lòng cuộc sống của mình, Benga chuyển đến sống với những người bạn của Gordon. Tại đây, Gordon sắp xếp cho Benga được trồng răng như người bình thường và ghi danh cho cậu vào học tại một trường học dành cho người da đen. Ngoài ra, Gordon cũng gửi Benga đi làm ở một nhà máy sản xuất thuốc lá. Benga thường hay kể chuyện về cho mọi người nghe, và họ sẽ mời cậu uống bia để tiếp tục tán gẫu.

Tuy nhiên, đến năm 1914, Benga đã lên kế hoạch để quay trở lại châu Phi. Cậu nghĩ rằng là không dành cho mình. Với số tiền kiếm được từ công việc ở nhà máy thuốc lá, Benga sắp xếp mọi thứ và tìm đường gần nhất để về lại quê hương.

Đến lúc này,
Leopold đệ Nhị đã qua đời, chính phủ Bỉ cũng đã bắt tay vào dọn dẹp mớ hỗn độn
mà ông để lại. Mọi thứ đã ổn, và đây là lúc tốt nhất để về nhà.

Nhưng cuộc sống
nào dễ dàng như vậy. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, khiến cho hầu hết
các chuyến hàng xuyên Đại Tây Dương bị trì trệ. Và việc Đức chiếm đóng Bỉ đã
đưa Congo về lại tình trạng hỗn loạn quan liêu, nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Vào ngày 20/1/1916, chán nản với suy nghĩ không thể cảm nhận được hương vị quê hương lần nữa, Ota Benga tự bắn vào tim mình để kết thúc tất cả.