in

Không chỉ Bắc cực quang, Nam cực quang cũng mang vẻ đẹp siêu thực

Cực quang ở bán cầu bắc được quan sát nhiều hơn và nhiều người biết đến hơn, do vùng lãnh thổ trong vòng cực bắc là nơi có đông người sinh sống. Trong khi những nơi diễn ra cực quang ở bán cầu nam tương đối ít người ở và phần lớn là đại dương. Tuy vậy, nam cực quang vẫn đẹp không thua kém gì bắc cực quang.

Cực quang là một hiện tượng quang học diễn ra khi các hạt điện tích từ Mặt Trời tương tác với các phân tử khí trong bầu khí quyển của Trái Đất như nito, oxy, hydro. Tùy vào loại khí mà các điện tích tương tác, nó sẽ tạo ra nhiều màu sắc khác nhau và rực sáng trên bầu trời như những dải lụa màu.

Bao quanh vòng cực nam hay nơi có thể quan sát được cực quang ở nam bán cầu, là Nam Đại Dương bao la rộng lớn, rất ít đất liền ở nơi đây. Chỉ một số ít các thành phố ở cực nam của các quốc gia như Úc, New Zealand, Chile, Nam Phi,… mới quan sát được hiện tượng này.

Cực quang tỏa sáng trên bầu trời sông Mersey, thành phố Devonport, nước Australia. Ảnh: Heath Holden/Getty Images.

Cực quang tỏa sáng trên bầu trời sông Mersey, thành phố Devonport, nước Australia. Ảnh: Heath Holden/Getty Images.
Nam cực quang ở Tasmania, Australia. Ảnh: Xavier Hoenner Photography/Getty Images.
Nam cực quang ở Tasmania, Australia. Ảnh: Xavier Hoenner Photography/Getty Images.
Nam cực quang với ánh sáng màu đỏ rực rỡ ở Tasmania, Australia. Ảnh: Pat Law Photography/Getty Images.
Nam cực quang với ánh sáng màu đỏ rực rỡ ở Tasmania, Australia. Ảnh: Pat Law Photography/Getty Images.
Cực quang với hồng tím với chút ánh sáng xanh lục ở chân trời, cùng hai đám mây Magellan là hai thiên hà vệ tinh của Ngân Hà, đang cùng tỏa sáng trên bầu trời bang Victoria, nước Úc. Ảnh: Getty Images.
Cực quang với hồng tím với chút ánh sáng xanh lục ở chân trời, cùng hai đám mây Magellan là hai thiên hà vệ tinh của Ngân Hà, đang cùng tỏa sáng trên bầu trời bang Victoria, nước Úc. Ảnh: Getty Images.

Cũng như Bắc cực quang, Nam cực quang nổi bật trên bầu trời với rực rỡ các màu sắc khác nhau. Từ màu xanh lục và đỏ đặc trưng, cho tới màu cam, màu vàng, màu tím và màu xanh lam.

Cực quang màu xanh lục được tạo ra khi các hạt điện tích tương tác với phân tử khí oxy, trong khi đích từ Mặt Trời phản ứng với khí nito sẽ tạo ra màu xanh lam. Hỗn hợp các khí này sẽ phản ứng tạo ra màu trắng vàng nhạt.

Một đêm trời trong, không có mây mưa hay giông tố sẽ giúp bạn quan sát được trọn vẹn cực quang với thứ ánh sáng huy hoàng. Thời gian tốt nhất để quan sát nam cực quang là vào mùa đông của bán cầu nam, từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.

Tuy nhiên, dẫu mọi điều kiện thời tiết đều thuận lợi cho việc quan sát cực quang, bạn cũng khó có cơ hội được quan sát hiện tượng này. Thông thường, cực quang diễn ra mạnh nhất ở điểm cực nam rồi yếu dần khi lan ra xung quanh.

Điều này nghĩa là, nếu cơn bão từ Mặt Trời không đủ mạnh để tương tác với các phân tử khí, thì cực quang sẽ không lan đến các thành phố trên đất liền để chúng ta quan sát được.

Cực quang ở Dunedin, New Zealand. Ảnh: Douglas Thorne/Getty Images.

Cực quang ở Dunedin, New Zealand. Ảnh: Douglas Thorne/Getty Images.
Cực quang tỏa sáng thành những cột sáng xẻ dọc bầu trời Đảo Stewart thuộc New Zealand. Ảnh: Nicola M Mora/Getty Images.
Cực quang tỏa sáng thành những cột sáng xẻ dọc bầu trời Đảo Stewart thuộc New Zealand. Ảnh: Nicola M Mora/Getty Images.
Nam cực quang trên bầu trời Khu bảo tồn Boronia ở Tasmania. Ảnh: Posnov/Getty Images.
Nam cực quang trên bầu trời Khu bảo tồn Boronia ở Tasmania. Ảnh: Posnov/Getty Images.

Điểm du lịch tham quan để ngắm cực quang tốt nhất ở Úc là Núi Wellington và cả bang Victoria. Vịnh Coles và Khu bảo tồn Boronia ở Tasmania cũng là hai điểm đến không nên bỏ lỡ nếu muốn ngắm nam cực quang ở Úc.

Một vài nơi quan sát tốt cực quang ở New Zealand có thể kể đến Hồ Tekapo, Đồi May, Đảo Stewart và Thành phố Queenstown. Ngoài điều kiện quan sát tốt với kiểu thời tiết khô đặc trưng, những nơi này còn có tuyệt cảnh đẹp tuyệt vời, thích hợp cho nhiếp ảnh thiên văn.

Khi đến được những điểm tham quan du lịch này, hãy chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết và dự báo cực quang theo thời gian thực từ một số hãng tin địa phương, như Aurora Service.

Cực quang vàng tím cùng bầu trời sao lung linh ở Hồ Tekapo, New Zealand. Ảnh: Rasdi Abdul Rahman/Getty Images.

Cực quang vàng tím cùng bầu trời sao lung linh ở Hồ Tekapo, New Zealand. Ảnh: Rasdi Abdul Rahman/Getty Images.
Cực quang ở Tasmania, Australia cùng một vệt sao băng vút nhanh qua bầu trời. Ảnh: Robert Downie/Getty Images.
Cực quang ở Tasmania, Australia cùng một vệt sao băng vút nhanh qua bầu trời. Ảnh: Robert Downie/Getty Images.
Cực quang xuất hiện thành một vòng tròn bao vây lấy Trạm nghiên cứu Neumayer III của Đức ở Châu Nam Cực, gần bờ biển Nam Đại Tây Dương của châu lục này. Ảnh: Stefan Christmann/Getty Images.
Cực quang xuất hiện thành một vòng tròn bao vây lấy Trạm nghiên cứu Neumayer III của Đức ở Châu Nam Cực, gần bờ biển Nam Đại Tây Dương của châu lục này. Ảnh: Stefan Christmann/Getty Images.
Những dải cực quang xanh lục chiếu sáng cả vùng hồ nước ở Tasmania, Australia. Ảnh: Xavier Hoenner Photography/Getty Images.
Những dải cực quang xanh lục chiếu sáng cả vùng hồ nước ở Tasmania, Australia. Ảnh: Xavier Hoenner Photography/Getty Images.
Khung cảnh đẹp như mộng với cực quang màu đỏ xanh và dải Ngân Hà chạy dọc trên bầu trời ở Vườn quốc gia Núi Cook ở New Zealand. Ảnh: Arief Rasa/Getty Images.
Khung cảnh đẹp như mộng với cực quang màu đỏ xanh và dải Ngân Hà chạy dọc trên bầu trời ở Vườn quốc gia Núi Cook ở New Zealand. Ảnh: Arief Rasa/Getty Images.
Cực quang thắp sáng cả vùng trời ở khu công viên tiền sử thuộc Vườn quốc gia Boronia, ở Tasmania, Australia. Ảnh: Xavier Hoenner Photography/Getty Images.
Cực quang thắp sáng cả vùng trời ở khu công viên tiền sử thuộc Vườn quốc gia Boronia, ở Tasmania, Australia. Ảnh: Xavier Hoenner Photography/Getty Images.
Hình ảnh phơi sáng lâu tạo ra hình ảnh đáng kinh ngạc khi những ngôi sao di chuyển tạo thành những vòng tròn đồng tâm cùng cực quang màu đỏ đang tỏa sáng ở nền trời phía sau. Ảnh: Pat Law Photography/Getty Images.
Hình ảnh phơi sáng lâu tạo ra hình ảnh đáng kinh ngạc khi những ngôi sao di chuyển tạo thành những vòng tròn đồng tâm cùng cực quang màu đỏ đang tỏa sáng ở nền trời phía sau. Ảnh: Pat Law Photography/Getty Images.
Những dải lụa đầy màu sắc đang rực sáng trên bầu trời những thềm băng chạy dài đến tận đường chân trời ở Châu Nam Cực. Ảnh: Stefan Christmann/Getty Images.
Những dải lụa đầy màu sắc đang rực sáng trên bầu trời những thềm băng chạy dài đến tận đường chân trời ở Châu Nam Cực. Ảnh: Stefan Christmann/Getty Images.
Cực quang tỏa sáng phía sau địa hình đồi núi gồ ghề tự nhiên của Núi Wellington, Tasmania, Australia. Ảnh: Phil Kitt/Getty Images.
Cực quang tỏa sáng phía sau địa hình đồi núi gồ ghề tự nhiên của Núi Wellington, Tasmania, Australia. Ảnh: Phil Kitt/Getty Images.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Chú bò ‘lực sĩ’ cao gần 2 mét, may mắn thoát chết vì không chui vừa bất kỳ lò mổ nào

Những giai thoại thú vị về bảy sắc cầu vồng: Chuyện kể nghìn lẻ một đêm cũng không hết