in

Tài xế bị phạt oan vì máy đo nồng độ cồn

Màn hình thiết bị đo trong hơi thở của Matthew hiển thị kết quả 130 mg trên 100 ml khí thở, trong khi mức cho phép chỉ là 80 mg trên 100 ml khí th. Matthew bị bắt về đồn cảnh sát quận Cheshire, bang Massachusetts vào chiều tháng 7/2013.

Tại đồn cảnh sát, Matthew một lần nữa được đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng cỗ máy Alcotest 9510 to hơn, tinh vi hơn và được cho là chính xác hơn. Sở dĩ vậy vì kết quả đo nồng độ cồn từ thiết bị cầm tay thường được coi là không thống nhất do tác động từ kem đánh răng, nước súc miệng, bạc hà, nước rửa tay khô, thậm chí ợ hơi cũng có thể làm sai lệch kết quả. cao tuổi cũng thường khó lấy đủ hơi thở để chiếc máy cho ra kết quả chính xác.

Theo quy định, chỉ kết quả đo bằng cỗ máy tại đồn cảnh sát mới được phép dùng làm căn cứ khởi tố tội Lái xe say xỉn ở Mỹ. So với lấy máu xét nghiệm – vốn mất thời gian xin lệnh khám, việc đo nồng độ cồn trong hơi thở đơn giản hơn cho cảnh sát.

Matthew Mottor bị cảnh sát bắt giữ vì nghi lái xe say xỉn. Ảnh: Tony Luong/The New York Times.
Matthew Mottor bị cảnh sát bắt giữ vì nghi lái xe say xỉn. Ảnh: Tony Luong/The New York Times.

Ở lần đo thứ hai, cỗ máy Alcotest 9510 hiển thị kết quả nồng độ cồn 80 mg trên 100 ml khí thở trước sự ngỡ ngàng của Matthew. Cảnh sát lập tức tịch thu bằng lái cùng ôtô của Matthew và bắt giữ về tội Lái xe say xỉn.

Lần bắt giữ này gần như làm của Matthew, khiến anh phải bỏ dở kế hoạch mua nhà với bạn gái, phải dùng tối đa hạn mức thẻ tín dụng, tiêu lẹm vào quỹ hưu và vay tiền để thuê luật sư. Dù mất nhiều công sức để chứng minh máy đọc sai, Matthew vẫn bị kết tội vào ngày 10/1/2018.

Chỉ vài tuần sau, Matthew hay tin kết quả đo nồng độ cồn bằng cỗ máy Alcotest 9510 bị sai lệch và lẽ ra không được đưa vào làm bằng chứng. Vì không muốn lại ra tòa, vào tháng 2, Matthew thỏa thuận với công tố viên để nhận tội nhẹ hơn và được bác cáo trạng lái xe say xỉn. Dù vậy, Matthew vẫn phải mang món nợ 30.000 USD tiền án phí.

Trường hợp bị bắt giữ vì kết quả đo nồng độ cồn sai lệch như Matthew không còn là hiếm gặp ở Mỹ. Theo điều tra của The New York Times, những cỗ máy đo nồng độ cồn trong hơi thở mà cảnh sát Mỹ sử dụng rộng rãi như Alcotest 9510 là dụng cụ khoa học rất nhạy, trong nhiều trường hợp lại không được tinh chỉnh đúng cách nên có thể cho kết quả cao hơn 40% so với thực tế.

Bản điều tra chỉ ra việc bảo dưỡng máy móc thường tùy thuộc vào từng phòng cảnh sát địa phương, trong khi một số phòng đôi khi thiếu chuyên môn và đặt tiêu chuẩn không nghiêm. Tại một số thành phố, cán bộ giám định còn dùng các chất hóa học bị loãng hoặc tự chế để bảo trì dẫn tới làm sai lệch kết quả. 

Bên cạnh công tác bảo trì kém, vấn đề còn nằm ở chính thiết bị đo. Đài CBS News năm 2018 đã phản ánh việc nhiều luật sư tại bang Washington nghi ngờ sản phẩm Alcotest 9510 do công ty ở Đức có tên Dräger cung cấp cho bang này được xây dựng dựa trên mã nguồn lỗi. Một báo cáo sơ bộ sau đó cho thấy mã nguồn của Alcotest 9510 có nhiều khiếm khuyết có thể cho ra kết quả không chính xác, nhưng nghiên cứu này bị bỏ dở sau khi công ty Dräger đe dọa khởi kiện để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, mỗi bang ở Mỹ được tự quyết định tiêu chuẩn kiểm tra máy đo nồng độ cồn nghiêm ngặt thế nào nên xảy ra tình trạng một bang này vẫn dùng loại thiết bị mà bang khác cho là không đủ tin cậy.

Kết quả đo từ máy Alcotest 9510 của công ty Dräger có thể dùng làm căn cứ buộc tội tài xế. Ảnh: Cooper Neill/The New York Times.
Kết quả đo từ máy Alcotest 9510 của công ty Dräger có thể dùng làm căn cứ buộc tội tài xế. Ảnh: Cooper Neill/The New York Times.

Ví dụ vào năm 2005, phòng giám định độc chất học của bang Vermont sau khi đánh giá thiết bị đo nồng độ cồn từ bốn nhà sản xuất khác nhau đã kết luận máy Intoxilyzer 8000 của công ty CMI cho ra kết quả không chính xác trong hầu hết mọi lần kiểm tra. Tuy nhiên, mẫu máy này vẫn đang được sử dụng tại bang Mississipi và Florida, sắp tới sẽ được đưa vào sử dụng tại các bang khác, bao gồm Ohio và Oregon.

Trước tình trạng này, thẩm phán tại bang Massachusetts và New Jersey đã xóa bỏ hơn 30.000 kết quả đo nồng độ cồn trong vòng 12 tháng đổ về trước vì lý do kết quả đo sai lệch và không có sự giám sát của cơ quan nhà nước. Nhà chức trách tại hai bang này sẽ thông báo và cho phép các bị cáo được yêu cầu mở lại phiên xét xử, như trường hợp của Matthew.

Hiện, vấn đề này cũng dần được công nhận tại các bang khác. Ví dụ tại bang Washington, nơi công ty Dräger dọa khởi kiện những người nghiên cứu về mã nguồn sản phẩm, giới luật sư chuyên về lái xe say xỉn đang tập hợp nhiều vụ việc để khởi kiện ra tòa và thách thức độ chính xác của thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở mà cảnh sát bang này đang sử dụng.

Tuy các tòa án đã có một số bước chuyển tích cực, việc xóa bỏ các kết quả đáng ngờ vẫn có cái giá của nó. Trong hàng chục nghìn tài xế được xóa cáo trạng sẽ không thể tránh khỏi việc một số tài xế lái xe nguy hiểm có thể thoát tội.