in

Thành phố cấm ở Nga – ‘Thiên đường’ do chính phủ lập ra, cư dân là những ‘người được chọn’ và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Ngoài thảm họa Chernobyl nổi tiếng, chúng ta hiếm khi nào được nghe thêm về các tai nạn hạt nhân ở Liên Xô cũ, đa số chúng đều được chính quyền giữ bí mật với công chúng. Chỉ đến một thời điểm nhất định, khi sự việc đã dần trôi vào dĩ vãng hoặc trở nên kém quan trọng, người dân mới bắt đầu biết về nó.

Điển hình, chính là sự tồn tại của Thành phố 40, tổ hợp sản xuất plutonium (chất độc phóng xạ) đầu tiên của Liên Xô và là nơi diễn ra 3 sự cố hạt nhân lớn.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Cho đến trước năm 1994, thành phố này vẫn không được đặt tên trên bản đồ, những bảng chỉ dẫn trên mọi ngả đường không hề biết đến nó và tất cả cư dân nghiễm nhiên không can hệ, không tồn tại chính thức trong báo cáo quốc gia. Người dân thậm chí còn không hề muốn rời khỏi thiên đường bị cô lập này, phần lớn không thèm xem xét hay nghĩ đến việc bỏ đi.

Đây chính là nghịch lý kì lạ ở các thành phố cấm – một hiện tượng bắt đầu dưới chế độ độc tài của Stalin nhưng vẫn tồn tại mãi đến thời điểm hiện tại. Năm 2001, chính phủ Nga lần đầu công nhận sự hiện diện của 42 thành phố cấm, dù theo ước tính, vẫn còn đến 15 thành phố bí ẩn chưa được tiết lộ và được giữ kín đến bây giờ.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Chẳng có tấm bản đồ nào ở quá khứ có thể chỉ dẫn bạn đến thành phố cấm, trừ những tấm đặc biệt chỉ ít người có thể sở hữu

Năm 1945, khoảng 40.000 tù nhân từ 12 trại lao động, phối hợp cùng các nhà khoa học, khởi công xây dựng các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất. Những người bị kết án đã đồng ý làm ở đó để đổi lấy sự khoan hồng trong bản án. Họ được cho 2 sư lựa chọn: 25 năm lao động khổ sai ở Siberia, hoặc 5 năm công nhân dưới lòng đất của Thành phố 40.

Những công nhân tù tội chọn 5 năm ở thành phố cấm, chẳng ai trong số họ biết chính mình đã tự nguyện kí vào bản án tử hình. Bởi lẽ, không ai có thể sống quá 5 năm sau khi tiếp xúc ở mức độ phóng xạ lớn như vậy. Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên đã được xây dựng trong 18 tháng. Những khu vực bổ trợ gần đó, tên gọi Ozersk, được kiến thiết sau đó ít lâu với vị trí rào quanh lò.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Sau khi Thế chiến II kết thúc, các tù nhân thuộc hệ thống trại cải tạo lao động Liên Xô (GULag) bắt đầu xây dựng thành phố 40 bí mật, nơi chính phủ sử dụng để sản xuất plutonium.

Nơi này không được chính phủ đặt tên trên bản đồ. Trong các cuộc điều tra dân số chính thức của Liên Xô, những cư dân ở đó cũng không tồn tại. Thành phố 40 chỉ là mã tên cũ (còn gọi là Chelyabinsk-40 hay Chelyabinsk-65). Sau khi được công nhận, nó đã có tên chính thức là Ozersk. Và vì là nơi sinh ra chương trình vũ khí hạt nhân, nên Ozersk hiện được biết đến là một trong những nơi ô nhiễm phóng xạ nhất hành tinh.

Cư dân ở đây, dù thế, vẫn tiếp tục cuộc sống thường ngày của mình mặc kệ những mối nguy hiểm nghiêm trọng với sức khỏe luôn thường trực bên cạnh.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Rất nhiều người tin lời chính phủ đã bị dụ đến đây với niềm tin về một mức sống cao hơn chỗ cũ sau chiến tranh. Họ nhận được những công việc với mức lương cao hơn, trình độ giáo dục tiên tiến cho con cái, nhà ở tiện nghi, các cửa hàng đầy đủ đồ ăn và đa dạng hàng hóa. Mọi người đều có thể mua được những món trái cây hoa quả tươi mới, tráng miệng thơm ngon, quần áo tốt, thậm chí là cả nước hoa. Tất cả đều như một thiên đường sau Thế chiến II với những ai quyết định tái định cư, khác xa hoàn toàn cuộc sống mà các công dân nơi khác có thể tưởng tượng.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Và dù đã trải qua 3 thế hệ già trẻ nối tiếp nhau, dường như không có gì thay đổi ở thành phố: Ozersk vẫn là mảnh đất phóng xạ hạt nhân của Nga, vẫn là một điều bí ẩn lạ thường với nhiều người (kể cả khi vào năm 1994, nó đã có tên trên bản đồ). Trong khi đó, đây là vùng đất đón nhận nhiều tai nạn nghiêm trọng, cũng như lượng phóng xạ cực lớn mà dân cư chẳng ai màng quan tâm đến.

Từ năm 1945 – 1957, nhà máy Mayak đã đổ và thải ra một lượng lớn chất phóng xạ ra các khu vực xung quanh, bao gồm cả con sông Techa gần đó. Lượng phóng xạ này đã theo nguồn nước sông để rồi cuối cùng đổ thẳng vào Bắc Băng Dương. Theo ước tính của các nhà khoa học, sự ô nhiễm hạt nhân từ tai nạn lớn gấp 2-3 lần so với vụ nổ Chernobyl.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Việc hoạt động thiếu tính an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa năm 1957. Bể chứa chất thải hạt nhân lỏng bên dưới lòng đất, vì được lưu trữ không đúng cách đã phát nổ và gây ô nhiễm đến hàng ngàn km2 (vùng đất ô nhiễm sau này vẫn được gọi với tên EURT – Vết Phóng xạ Đông Ural), Khoảng 470.000 người theo đó bị phơi nhiễm bức xạ, nhiều người chết vì ung thư, số khác vẫn sống nhưng bị chuẩn đoán mắc hội chứng bức xạ mãn tính.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Tất cả điều này đã bị các quan chức giấu kín, người dân không hề biết chính mình đang phải sống trong một khu vực đầy phóng xạ nguy hiểm. 3 thập kỷ, là khoảng thời gian mà họ và Liên Xô đã che đậy cũng như phủ nhận mọi thứ. Sau tai nạn, việc đổ rác xuống sông Techa hoàn toàn bị cấm, mọi chất thải của cư dân phải đổ ra những hồ nước, sông khác ở lân cận.

Một trong số nơi bị ô nhiễm nặng nề là hồ Karachay. Tại Thành phố-40, dân địa phương gọi nó là “hồ plutonium” hay “hồ của cái chết”. Còn với thế giới bên ngoài, nó được biết đến là nơi ô nhiễm phóng xạ nhất Trái Đất.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Một hồ bị nhiễm phóng xạ, chỉ vài tiếng ở đây cũng khiến bạn gặp tử thần

Năm 1967, Karachay gặp hạn, phát tán vô số bụi phóng xạ lan ra xung quanh. Và đáng lí ra sẽ chẳng một người nào dám đến gần, chứ đừng nói ăn ở nơi đây, thì bất chấp tất cả, hơn 80.000 dân cư vẫn sống ở thành phố Ozersk, ngay bên cạnh nhà máy hạt nhân Mayak.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Cho đến tận ngày nay, phần lớn Ozersk vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng và đôi khi bị gọi với danh xưng rùng rợn “nghĩa địa của Trái Đất”. Dẫu thế, đa số người dân không hề muốn chạy trốn hay rời khỏi nơi này. Mà có khi ngược lại, họ đã bị dẫn dắt và tin rằng bản thân là những “người được chọn” của nước Nga. Họ thậm chí còn tự hào vì là những công dân thuộc một thành phố cấm.

Thành phố cấm ở Nga – 'Thiên đường' do chính phủ lập ra, cư dân là những 'người được chọn' và suốt 49 năm không có tên trên bản đồ

Samira Goetschel, đạo diễn bộ phim tài liệu năm 2016 – City-40, trong một lần trả lời báo chí:

“Để những người dân này chịu ở lại – mà họ cũng chẳng muốn bỏ trốn làm chi – chỉ là để đảm bảo họ vui vẻ khi ở đây, [chính phủ] đã tạo ra một thiên đường cho mọi người. Họ có đầy đủ tất cả mọi thứ mà họ cần, có khi đủ hơn cả nếu so với thế giới bên ngoài, nơi họ chẳng biết ai và chẳng có gì. Họ không có tên trên bất cứ tấm bản đồ nào, họ là một đất nước sống biệt lập bên trong một đất nước. Danh tính của họ bị xóa bỏ. Bản thân bọn họ không tồn tại bên ngoài thành phố.

Với tôi, nó như thể tôi vừa bước chân vào một tập của Twilight Zone. Như thể những con người này không hề sống cùng chiều không gian với chúng ta vậy.”

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

‘Mở mang tầm mắt’ với những điều thú vị mà bạn ước rằng mình nên biết sớm hơn

Trầm trồ trước những thiết kế sáng tạo khiến cuộc sống thêm ‘thăng hoa’