Menu
in ,

Gynandromorph: Những loài động vật ‘lưỡng tính’ mang đặc điểm của cả giống đực lẫn giống cái

Thuật ngữ Gynandromorph để chỉ những loài động vật có cả hai giới tính đực và cái trong cùng một cơ thể. Điều này có thể được tìm thấy ở loài bướm, ngoài ra các trường hợp khác là động vật giáp xác, đặc biệt là tôm hùm, cua và thậm chí ở chim.

Gynandromorph có thể biểu hiện ở hai dạng: sinh vật với một nửa cơ thể là giống đực, và một nửa là giống cái; hoặc loài không có đặc điểm phân biệt giới tính rõ ràng. Hội chứng Gynandromorph được các nhà khoa học phát hiện ở loài gà.

Phần lông bên trái màu trắng là giống đực, lông bên phải màu nâu là giống cái.

Một con gà lưỡng tính với phần lông hai màu riêng biệt.Theo các nhà khoa học, cứ 10.000 con gà nở ra thì có một con không xác định rõ giới tính. Vào thời Trung Cổ, chúng bị buộc vào cọc và thiêu cháy vì mọi người tin rằng đây là kẻ thân cận của phù thủy.

Đây là một con gà mắc hội chứng Gynandromorph bị lệch do cấu trúc khối lượng cơ bắp khác nhau ở gà mái và gà trống. Tương tự đối với cựa ở chân sinh vật này, một bên xuất hiện cựa là đặc trưng của gà trống, bên còn lại thì không.

Ngoài loài gia cầm này ra, tôm hùm cũng được báo cáo là xuất hiện những cá thể mắc hội chứng Gynandromorph.

Người hâm mộ Batman hẳn sẽ nhớ đến nhân vật Two – face – kẻ phản diện sở hữu gương mặt nửa bảnh trai nửa ghê rợn. Mới đây, người ta đã bắt được một con tôm hùm có vỏ ngoài “hai mặt”: một nửa trông như đã nấu chín, một nửa còn sống. Con vật đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1970. Tôm hùm mắc hội chứng Gynandromorph cực kỳ quý hiếm bởi chúng sở hữu những đặc điểm khác biệt thu hút nhiều sự chú ý.

Sinh vật này vẫn sản xuất trứng dù có giao phối hay không. Một con tôm hùm Gynandromorph từng bị bắt trong tự nhiên mang trong mình một nửa số lượng trứng so với một con cái thông thường. Người nuôi tôm đã tìm thấy sinh vật này và tặng nó cho Bộ Tài nguyên Hàng hải Maine – nơi theo dõi và nghiên cứu chúng. Sau đó chỉ có hai cá thể nở ra: một cá thể cái và một cá thể đực.

Gynandromorph thường xuyên được phát hiện nhiều hơn cả là ở loài bướm.

Bướm là loài được chú ý nhiều nhất bởi hội chứng này tạo sự khác biệt rất lớn đối với những cá thể mắc phải: từ kích thước cho đến màu sắc.

Trẻ em đến từ trường Russell ở Mỹ và ông David Attenborough bị hấp dẫn bởi một con bướm Gynandromorph trong buổi ra mắt Big Butterfly Count.

Sự khác biệt rõ rệt trong màu sắc của đôi cánh.Vì những con bướm sở hữu màu sắc sặc sỡ trên đôi cánh, việc bất cân xứng cộng thêm sự nổi bật của vảy cánh khiến cho chúng dễ dàng bị phát hiện không chỉ với con người mà còn cả đối với những kẻ săn mồi đói khát trong tự nhiên.

Điều này còn xảy ra đối với loài chim, cụ thể là chim sẻ.


Sự khác biệt giữa giống đực và giống cái trên cùng một con chim.Con chim sẻ được phát hiện ra sở hữu đặc điểm của giống đực ở bên trái và giống cái ở bên phải.


Một loài chim khác với cánh một bên màu đỏ – giống đực, và một bên màu vàng cam – giống cái. Nguồn ảnh: Robert Mulvihill và Adrienne LeppoldKhông dừng lại ở những sinh vật trên, loài cua cũng được phát hiện có những cá thể lưỡng tính.

Con cua này bị bắt bởi Dave Johnson tại hòn đảo ngoài khơi Virginia, Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 5 năm 2015. Nó sở hữu một càng đỏ và một càng xanh vô cùng đặc biệt. Con cua còn được gọi là “Gynandromorph song tính” do sự khác biệt giữa nửa trái và nửa phải.


Dave Johnson và sinh vật mình vừa bắt được.Cuối cùng là nhện, sau đây là một con nhện Poecilotheria subfusca sở hữu bộ lông khác biệt hẳn so với những bạn bè của chúng.

Bạn có thấy loài vật này trông thật đáng sợ ngay cả khi không mắc hội chứng Gynandromorph không? Thực tế chúng không ghê rợn chút nào, Poecilotheria subfusca có thể xuất hiện ở bất cứ đâu.

Nhện không có nhiều sự khác biệt khi mắc hội chứng giống như các sinh vật khác nhưng những biểu hiện vẫn có thể được nhận thấy rõ ràng dù không cần phải quan sát kỹ lưỡng.

 

Leave a Reply