Menu
in

Nhà khoa học Trung Quốc lại tạo ra 5 chú khỉ biến đổi gen gây tranh cãi

Hành vi liều lĩnh bất chấp đạo đức y sinh của các nhà khoa học người Trung Quốc đang trở thành chủ đề nóng bỏng trên các diễn đàn khoa học, y học quốc tế khi họ tiếp tục công bố thí nghiệm nhân bản thành công 5 chú khỉ bị biến đổi gen.

Phương pháp được sử dụng trong thí nghiệm nhân bản này là sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR /Cas9 để thay DNA của một con khỉ gốc (tương tự như việc Hạ Kiến Khuê thay đổi DNA của cặp song sinh Nana và Lulu), sau đó lấy nhân tế bào của con khỉ này để nhân bản ra nhiều phôi giống nhau.

5 chú khỉ bị biến đổi gen được sinh ra bằng phương pháp nhân bản vô tính.

Hầu hết những chú khỉ là đối tượng của thí nghiệm gây tranh cãi này đều có các triệu chứng bất thường liên quan đến các bệnh di truyền học. Khi được hỏi về mục đích của thí nghiệm, đại diện các nhà khoa học Trung Quốc ở Viện Khoa Học Thần Kinh Trung Quốc – ông Hung-Chun Chang đã trả lời rằng việc tạo ra các con khỉ ”bị bệnh sẵn” sẽ tiện lợi hơn để nghiên cứu căn bệnh đó mà không phải thí nghiệm trên một con khỉ khỏe mạnh.

Lập luận này bị cộng đồng quốc tế đả kích dữ dội vì người Trung Quốc đã tự ý tạo ra những cá thể động vật không hoàn hảo, què quặt bệnh tật từ khi mới sinh để phục vụ cho một lợi ích không rõ ràng.

Những chú khỉ con này sẽ sớm mắc phải những căn bệnh đáng sợ do hệ gen bị chỉnh sửa.

Cụ thể, Hung-Chun Chang và các đồng sự dùng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR /Cas9 để ”tắt” một gen có tên BMAL-1, vốn có vai trò kiểm soát đồng hồ sinh học trong cơ thể con khỉ.

Những con khỉ xấu số bị tắt gen này sẽ có các triệu chứng lo lắng trầm cảm, mất ngủ và hành động điên loạn như bị bệnh thần kinh.

Hung-Chun Chang hy vọng việc nghiên cứu những con khỉ này sẽ giúp ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường, ung thư, mất ngủ…ở con người. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã phản đối, cho rằng đây là một hành động dốt nát vì không dựa trên một giả thuyết khoa học hoàn chỉnh nào và cũng không có những phương án điều trị đảm bảo sự an toàn cho những con khỉ.


Đồng thời, việc tắt gen BMAL-1 ở khỉ sẽ không mang lại kết quả tương tự ở người, vì con người có hệ gen phức tạp hơn và mỗi người đều khác hẳn nhau. Chính vì vậy việc chữa trị hiệu quả trên những con khỉ giống nhau trên lý thuyết không thể đúng khi áp dụng lên con người. Đây là một nghiên cứu có giá trị không đáng kể nhưng mang lại hậu quả nghiêm trọng.

Đơn giản có thể hiểu hành động của các nhà khoa học Trung Quốc giống như là tháo gỡ một bộ phận quan trọng trên một chiếc xe rồi hỏi nó có chạy được hay không vậy, rõ ràng là không, một hành vi vô nghĩa.

Thay vì đi tìm nguồn gốc gây bệnh thực sự để chữa trị thì người Trung Quốc tự tạo ra một nguyên nhân khác của căn bệnh rồi bảo có thể dựa vào đó để chữa trị tận gốc, hoàn toàn đi ngược lại với logic thường tình, khiến con vật bé bỏng phải chịu đựng một cách vô cớ.

Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier, hai nhà khoa học đã hối hận khi phát minh ra công cụ cắt ghép gen CRISPR /Cas9.

Công cụ chỉnh sửa gen CRISPR /Cas9 vốn được phát minh bởi hai nữ khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier, phương pháp này có thể dùng để cắt bớt một gen trong DNA của sinh vật một cách dễ dàng. Chính Jennifer Doudna cũng từng lo ngại phát minh của mình bị lợi dụng vào những mục đích xấu xa.

Với những gì đã thể hiện, các nhà khoa học Trung Quốc đã và đang coi những chú khỉ là một thứ đồ vật phục vụ cho sự tò mò của họ chứ không hề quan tâm đến những đau khổ mà chúng phải chịu. Cộng đồng y khoa quốc tế đang đặt câu hỏi lớn rằng liệu người Trung Quốc có thực sự muốn nghiên cứu khoa học hay đang chạy theo danh vọng hão huyền?

Tương lai vô định của những chú khỉ đáng thương dưới bàn tay của nhà khoa học Trung Quốc.

Được biết, nhóm nghiên cứu của Hung-Chun Chang đã tạo ra đến 325 phôi nhân bản vô tính của loài khỉ, cho 65 con khỉ cái mang thai số phôi đó, 16 đã thụ thai nhưng chỉ có 5 con khỉ ra đời. Trên thực tế, số con vật bị sử dụng vào mục đích nghiên cứu là hàng chục, hàng trăm con khỉ chứ không chỉ có 5 con.

 

Leave a Reply