Menu
in ,

Logic của người Hàn Quốc: Bỏ cả đống tiền để được ‘đi tù’, thoát khỏi bể khổ ngoài xã hội

Câu chuyện hài hước này đã xảy ra tại đất nước Hàn Quốc, nơi mà con người phải đối mặt với trách nhiệm và gánh nặng xã hội dẫn đến áp lực quá tải.

Từ đó, một khách sạn có tên là Prison Inside Me (Nhà Tù Trong Tôi) đã ra đời và tọa lạc ở Hongcheon, Hàn Quốc. Nơi này có hàng nghìn “tù nhân” tìm đến trú ngụ và họ đều là những người khao khát có khoảng thời gian nghỉ ngơi, tạm xa lánh xã hội ngoài kia.

Khung cảnh từ xa của “nhà tù” Prison Inside Me.
Các “tù nhân” đang bị giam lỏng và nghỉ ngơi trong từng phòng.

Khách sạn Prison Inside Me hiện đang có khoảng 2,000 “tù nhân” ra vào. Nhiều người trong số họ là nhân viên văn phòng quá áp lực với công việc và số còn lại là học sinh, sinh viên đang tìm kiếm sự giải thoát khỏi việc học hành căng thẳng tại xứ Kim chi.

Trước khi chính thức “bị giam”, các “tù nhân” sẽ được đi dạo quanh khu vực khách sạn, có cây cối, núi rừng và học các động tác yoga cơ bản.

Sau đó, mỗi người một ngả chính thức vào phòng giam và tách biệt với thế giới bên ngoài.

Nơi này có tổ chức hoạt động “độc – lạ” hơn so với các khách sạn khác. Prison Inside Me được hoạt động như một nhà tù, và có luật lệ không thua kém gì nhà tù thật.

Mỗi vị khách đến “nhà tù” này được phát một bộ đồng phục xanh, thẻ xác nhận danh tính, thảm yoga, ấm trà, bút và sổ tay. Ngoài ra, nói không với các thiết bị điện tử như đồng hồ, điện thoại, thậm chí nói chuyện tán dóc hay soi gương cũng là điều cấm kỵ.

Điện thoại bị tạm giữ cho đến khi bạn “check out” ra khỏi khách sạn.
Diện tích các “phòng giam” rộng chừng 5m2, chỉ đủ để nằm và ngồi ăn. Ngoài ra còn có nhà vệ sinh nhỏ để tiện vệ sinh cá nhân.
View cửa sổ cùng các vật dụng được cấp phát.
“Nhà tù này đã cho tôi cảm giác tự do” – Nữ nhân viên văn phòng 28 tuổi Park Hye Ri đã phải trả khoảng 90$ để được nhốt trong khoảng 24 giờ trong nhà tù giả.
Họ phải ngủ trên sàn nhà và tự nghiền ngẫm, lấy lại yên bình cho bản thân.

Mỗi phòng giam đều được đánh số thứ tự, điểm đúng giờ ăn sẽ có nhân viên đến tận phòng và phục vụ “cơm tù” cho khách. Thực đơn “nhà tù” với tiêu chí dinh dưỡng đặt lên hàng đầu như buổi sáng với cháo, buổi tối thì khoai tây hầm và chuối lắc.

Nhân viên của Prision Inside Me rất chu đáo và đúng giờ.
“Giờ ăn đến rồi!”
Thực đơn dinh dưỡng thích hợp cho những người kiệt sức vì áp lực và công việc.

Người đồng sáng lập – bà Noh Ji Hyang cho biết mô hình nhà tù giả này lấy cảm hứng từ chồng bà. Ông từng là một công tố viên làm việc suốt 100 giờ đồng hồ trong một tuần.

Do nền kinh tế Hàn Quốc từng lâm phải tình trạng suy thoái nên đất nước này đã phát sinh tình trạng môi trường cạnh tranh trong học tập lẫn công việc. Các chuyên gia đánh giá rằng đó là lý do làm tăng tỷ lệ bị áp lực và tự tử.

Theo số liệu khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người Hàn Quốc làm việc trung bình 2.024 giờ trong năm 2017, nhiều thứ ba sau Mexico và Costa Rica. Những căng thẳng từ áp lực công việc, học hành khiến nhiều người trẻ xứ Hàn tìm đến cái chết.

“Tù nhân” đang áp dụng bài học yoga mà Prison Inside Me đã hướng dẫn.
Sau khi bị giam lỏng từ 1 tới 2 ngày, các “tù nhân” sẽ được nhận giấy chứng nhận ra tù.
Đây được xem là điều thú vị nhất trong hành trình “ngồi tù” của các vị khách.

Theo tâm sự bà Noh Ji Hyang, nhiều người đã đến đây và cho rằng nơi này không phải là ngục tù, ngục tù thật sự là xã hội ngoài kia – nơi mà họ phải trở về. Hiện tại, Prision Inside Me vẫn không ngừng “hot” và trở thành nơi trú ngụ siêu độc của giới trẻ Hàn.

 

Leave a Reply