Kim Noble là một nữ với dáng người nhỏ con, mái tóc dài nâu vàng và đôi mắt xanh màu đến lạ người. Bà sống trong một ngôi nhà có mái hiên nhỏ ở phía Nam London, cùng với cô con gái Aimee, 2 chú chó và gần cả trăm tính cách khác nhau.
Nay đã quá tuổi trung niên, Kim mặc chứng Dissociative Identity Disorder – DID (Hội chứng rối loạn đa nhân cách). Cô là một cơ thể chứa nhiều nhân cách khác nhau. Con số chính xác vẫn chưa ai có thể biết chắc được, nhưng những tính cách này đều khác biệt nhau, từ tên gọi, tính cách, tuổi tác, có người là trẻ em, cũng có người là nam giới.
Một số chuyên gia tin rằng nguyên nhân dẫn đến đa số những ca rối loạn đa là do chấn thương thời thơ ấu. Trong khoảng 90% các trường hợp được nghiên cứu, đều có xuất hiện lịch sử bị lạm dụng trong tuổi thơ của các nạn nhân, các trường hợp khác thường liên quan đến chiến tranh hoặc vấn đề sức khỏe khi còn nhỏ. Yếu tố di truyền cũng được cho là có vai trò trong việc hình thành các triệu chứng. Nhưng một giả thuyết mới nổi gần đây cho rằng DID là một tác dụng phụ của các kỹ thuật sử dụng bởi những nhà trị liệu tâm lý, đặc biệt là những người dùng liệu pháp thôi miên. DID là một vấn đề còn gây tranh cãi đối với cả ngành tâm thần học lẫn hệ thống pháp luật. Trong các phiên tòa, hội chứng này đã được sử dụng như là một cách hiếm khi thành công để biện minh.
Trong tiểu sử của mình, Kim ghi rằng:
DID là một cách não bộ dùng để đối phó với những nỗi đau không thể chịu đựng được. Tính cách chính chia thành nhiều phần với những rào cản phân ly rõ ràng hoặc trí nhớ bị mờ đi giữa những nhân cách.
Mặc dù không được đào tạo về nghệ thuật chính quy, Noble và 13 trong số nhiều nhân cách đã bắt đầu thích vào năm 2004 sau khi dành một thời gian ngắn cho quá trình trị liệu. Những người họa sĩ này đều có phong cách, màu sắc và chủ đề riêng biệt, từ những sa mạc đơn độc, cảnh biển tươi xanh, đến cả những phong cách mang tính trừu tượng hơn với nội dung đầy đau thương. Một vài họa sĩ không biết rằng họ đang chia sẻ cơ thể với người khác.
Điều đáng chú ý là cả chất lượng tác phẩm và tốc độ cải thiện của những họa sĩ. Trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu vẽ tranh, họ đã có 17 triển lãm cá nhân thành công và tham gia vào một số lượng lớn các triển lãm nhóm. Kim cũng là nghệ sĩ đầu tiên cư trú tại Bệnh viện Đại học Springfield ở Toot, Tây Nam London.
Tuy nhiên, dù có nhiều họa sĩ đến bao nhiêu thì đa số những bức tranh đều thỉnh thoảng có chung một chủ đề – Bạo hành. Nhiều bức tranh của Noble miêu tả những cảnh tượng khủng khiếp về bạo lực có tổ chức, được thể chế hóa và có hệ thống, tra tấn, lạm dụng trẻ em kết hợp với nhiều biểu tượng huyền bí, phức tạp. Người xem có thể thấy rằng những chấn thương mà Noble phải trải qua không phải là do một người cha hung bạo gây ra mà là do một thực thể có tổ chức giam giữ nhiều đứa trẻ một lúc. Chúng ta thường cảm thấy thú vị vì những bức tranh do những nhân cách khác nhau vẽ đều có một cái nhìn rất riêng biệt, đặc sắc. Nhưng nếu lùi lại một tí và nhìn toàn cảnh, ai cũng có thể dễ dàng thấy được các tác phẩm của bà mô tả quá khứ của bản thân bị bạo hành, tẩy não và đớn đau vô cùng.
Kim Noble không nhớ gì về “bạo hành, tẩy não”, những bản ngã khác của bà nhớ thì đều thể hiện những nỗi niềm đó qua các bức tranh.
Bất chấp vô vàn tính cách đang dành quyền điều khiển cơ thể mình, Kim Noble vẫn có thể sống một cuộc sống khá bình thường và “ổn định với những nhân cách khác”. Đứa con Aimee của bà chủ yếu được nuôi nấng bởi Bonny – Một tính cách của Noble.