Menu
in

Những câu chuyện có thật đọc xong là sợ (P9: Thợ làm xà phòng xứ Correggio)

Chỉ trong vòng một năm, từ 1939 đến 1940, sát nhân hàng loạt người Ý Leonarda Cianciulli đã giết 3 phụ nữ và biến xác họ thành bánh xà phòng và bánh quy, những hành động ghê tởm đến mức chúng mang về cho bà biệt danh Thợ làm xà phòng xứ Correggio.

Chỉ riêng những vụ giết người thôi đã đủ ghê rợn thôi, nhưng câu chuyện đằng sau những vụ án này mới thật sự khiến người theo dõi lạnh sống lưng.

Sinh năm 1894 tại Montella, Ý, Leonarda Cianciulli là một người phụ nữ mê tín ở mọi cấp độ. Dù không có nhiều thông tin về Leonarda trước những vụ giết người nhưng bà đã từng nhiều lần và thật sự đã cố tự sát 2 lần nhưng thất bại. Cuối cùng, bà kết hôn với một nhân viên thu ngân vào năm 1917, một hành động trái với mong muốn của gia đình bà. Cha mẹ Leonarda đã rất đau lòng về bà, đau lòng đến mức mẹ Leonarda quyết định “nguyền rủa” cuộc hôn nhân này. Lời nguyền này có thật hay không hay hiệu quả đến bao nhiêu thì không ai biết được, nhưng có vẻ như Leonarda đã phải rất đau khổ vì nó, sự hiện diện của lời nguyền ám ảnh cả 17 lần mang thai của Leonarda. Bà sảy thai 3 lần, mất 10 đứa con trước khi bất cứ đứa nào lên 10 tuổi. Sau những mất mát này, Leonarda quyết tâm làm mọi thứ bà có thể để bảo vệ 4 đứa con còn lại của bà. Sau khi kết hôn, cặp vợ chồng chuyển đến Lariano ở Alta Irpinia nhưng nhà của họ cũng bị phá hủy bởi trận động đất năm 1930.

Họ buộc phải chuyển nhà một lần nữa, lần này là đến Correggio, nơi Leonarda mở một cửa hàng nhỏ khá nổi tiếng trong khu phố. Nhiều người xem Leonarda là một người phụ nữ tốt bụng và dịu dàng, một người mẹ yêu thương và là một người hàng xóm đáng kính.

Giúp Leonarda kìm nén nỗi sợ hãi mất con là một thầy bói mà bà thường hay đến thăm từ khi còn trẻ. Nhà ngoại cảm dự đoán rằng Leonarda sẽ kết hôn và sinh con, nhưng tất cả những đứa con của bà . Một nhà ngoại cảm khác cũng từng báo điềm với Leonarda:

Trong bàn tay trái của cô, tôi thấy một nhà thương điên. Trong bàn tay phải, một nhà tù.

Vào năm 1939, con trai cả của
Leonarda dự định sẽ cùng quân đội Ý chiến đấu trong Thế chiến thứ hai. Người
con trai cả – Giuseppe, cũng là đứa con mà Leonarda yêu quý nhất. Nhưng vì bà
đã mất quá nhiều người con rồi nên bây giờ bà quyết tâm phải bảo vệ Giuseppe bằng
mọi giá, nhưng Leonarda cho rằng để bảo vệ người con trai của bà, bà sẽ cần rất
nhiều vật tế. Thế là người mẹ có tâm lên đường đi tìm vật tế để bảo vệ con trai
của bà.

Leonarda cũng từng tập làm thầy bói cùng với một số chị em trong làng, và những người tìm đến Leonarda để xin ý kiến có vẻ như là những mục tiêu hoàn hảo. Từ những vị khách của mình, Leonarda lựa ra 3 nạn nhân: Faustina Settie, Francesca Soavi, và Virginia Cacioppo. Với mỗi người, bà “tiên đoán” ra điều gì đó để họ phải rời khỏi thị trấn. Ngoài ra, Leonarda còn thuyết phục mỗi người họ giữ kín lịch khi nào thì rời khỏi thị trấn. Với 2 nạn nhân đầu của mình, Leonarda hướng dẫn họ viết thư cho gia đình, bạn bè và đóng dấu bưu điện từ các điểm đến tương ứng của họ, nói rằng tất cả mọi thứ đều ổn.

Trước khi khởi hành, Faustina Setti đến thăm Leonarda lần cuối. Bà đưa Faustina một ly rượu, một lát bánh mì nướng để ăn mừng “những ngày tháng tươi đẹp trước mặt Faustina”. Ăn uống no nê xong, Leonarda lấy rìu bổ thẳng vào đầu Faustina. Xác chết của Faustina sau đó được lôi vào tủ quần áo và chặt ra thành 9 phần. Máu của Faustina được trữ trong một cái lu nhỏ. Trong cuốn hồi ký của mình, Leonarda miêu tả rất rõ những gì xảy ra tiếp theo:

Tôi ném mấy phần thịt vào nồi, thêm 7 kg xút ăn da (NaOH), và khuấy đều cho đến khi mọi thứ hòa tan thành một lớp bột sẫm màu. Rồi tôi đổ vào vài cái thùng để chúng thành khuôn rồi sau đó đổ ra một cái bể tự hoại. Về phần máu trong lu, tôi đợi đến khi nó đông sệt lại một tí, đưa vào lò sấy khô, nghiền ra và trộn với bột, đường, chocolate, sữa và trứng cùng một chút bơ thực vật, nhào đều và cắt nhỏ ra, sau đó nướng thành bánh quy. Chỗ bánh này tôi dùng để phục vụ cho những người phụ nữ đến tìm gặp tôi.

Nạn nhân thứ hai, Francesca Soavi, cũng bị hành hạ tương tự vậy. Leonarda chặt cơ thể của Francesca thành từng mảnh, sau đó bà cũng rút máu và đổ các phần cơ thể vào chiếc nồi có chứa sẵn xút ăn da. Cơ thể bị hủy hoại được đổ vào chiếc bể tự hoại. Máu thì đợi đông lại rồi sau đó cũng với quy trình chế biến cũ, bà biến chúng thành bánh quy và phục vụ người khác. Những vị khách rất thích đống bánh đẫm máu này.

Nạn nhân cuối cùng của Leonarda, Virginia Cacioppo là một nữ ca sĩ với thân hình mập mạp và nước da trắng nõn. Theo như Leonarda, đây chính là những yếu tố để tạo thành “cục xà bông hoàn hảo nhất”. Như 2 nạn nhân trước, Virginia cũng bị sát hại cực kỳ dã man. Nhưng theo lời Leonarda, số bánh quy được sản xuất từ máu của Virginia có vị ngọt hơn rõ thấy, ngay cả bánh xà phòng cũng thơm hơn đáng kể so với 2 nạn nhân trước.

Người phụ nữ này đúng thật là ngọt ngào.

Leonarda Cianciulli tại tòa án.

Virginia Caccioppo có vẻ
như là nạn nhân cuối cùng của Leonarda. Một số nguồn tin ghi lại rằng Leonarda
cũng được nhận tiền tiết kiệm của cả 3 nạn nhân: 30,000 đồng lire của Setti,
3,000 đồng lire của Soavi, và 50,000 đồng lire cùng trang sức của Cacioppo. Chị
dâu của Virginia cảm thấy hoài nghi về những vụ mất tích này và nói với tổng
giám đốc cảnh sát rằng lần cuối bà nhìn thấy Cacioppo là ở nhà Cianciulli.
Leonarda ngay lập tức bị bắt sau đó, và đã thừa nhận tội ác của mình tại phiên
tòa năm 1946. Đến lúc đó bà vẫn không hề hối hận, Leonarda thậm chí còn sửa lỗi
cho các luật sư khi họ nói về những chi tiết ghê rợn trong cách thực hiện các
án mạng của Leonarda. Leonarda lúc đó còn có ý định quyên góp chiếc muôi bằng đồng
mà bà dùng để vớt mỡ của những nạn nhân ra khỏi nồi nấu xà bông. Trong suốt
phiên tòa, Leonarda giữ được phong thái hết sức bình tĩnh và không hề tỏ ra tiếc
nuối:

Cặp mắt đen sâu thẳm của người phụ nữ ác độc lấp lánh niềm tự hào khi bà nói rằng: “Tôi xin hiến tặng chiếc muôi đồng này, chiếc muôi tôi đã dùng để vớt mỡ mấy mụ mập ra khỏi nồi nấu xà bông của tôi, cho đất nước này. Có vẻ như mọi người hơi thiếu kim loại trong những ngày cuối cùng của chiến tranh đấy.

Ảnh các nạn nhân và hung khí Cianciulli sử dụng được trưng bày tại Bảo tàng Tội phạm Rome.

Leonarda Cianciulli bị kết tội và kết án 30 năm tù và 3 năm trong . Vào năm 1970, trong lúc đang ngồi tù, Leonardo qua đời vì tai biến mạch máu não. Trước đó, bà đã kịp hoàn thành cuốn hồi ký mang tên An Embittered Soul’s Confessions. Trong đó, bà thú nhận hoàn toàn mọi tội ác của mình. Leonardo viết cuốn hồi ký để cảm thấy như có việc để làm trong tù. Nội dung cuốn hồi ký ngoài việc thú tội ra còn có những mẹo hướng dẫn làm sao để biến cơ thể người thành bánh xà phòng. Những án mạng này đã truyền cảm hứng cho một loạt vở kịch và tác phẩm điện ảnh. Một số bằng chứng từ vụ án như chiếc nồi nấu xà bông vẫn còn được giữ lại và trưng bày tại Bảo tàng Tội phạm Rome.

 

Leave a Reply