Menu
in

Những sự thật kinh hoàng đằng sau câu chuyện trẻ thơ ‘Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên’

Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên của Lewis Carroll là tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi. Cuốn tiểu thuyết danh tiếng này thu hút người đọc không chỉ ở cốt truyện độc đáo, hấp dẫn mà còn bởi những sự kiện có thật trong lịch sử. Dưới đây là một số đã được bật mí.


một hội chứng tinh thần quái đản được đặt tên theo cuốn tiểu thuyết

Hội chứng (AIWS) được bác sĩ người Anh John Todd nghiên cứu và đặt tên vào năm 1955. AIWS là một bệnh lý thần kinh bị mất phương hướng ảnh hưởng đến nhận thức của con người khiến họ trải qua các ảo giác về biến dạng kích cỡ.

Dấu hiệu của căn bệnh này là chứng đau nửa đầu, AIWS gây ảnh hưởng nhận thức về thị giác, cảm ứng và thính giác khiến người bệnh bị ảo tưởng cảm nhận không gian, thời gian bị bóp méo dần hay âm thanh bị biến dạng như cử động nhỏ sẽ tạo ra tiếng động vang dội.

Tác giả Lewis Caroll từng
mắc phải triệu chứng AIWS

Lewis Caroll tên thật là Charles Lutwidge Dodgson từng ghi lại trong cuốn hồi ký của mình rằng ông bị căn bệnh đau nửa đầu hành hạ và gặp phải các triệu chứng AIWS như: mê sảng, nhìn thấy hình ảnh cơ thể và không gian xung quanh bị bóp méo.

Lewis Caroll

Ông mắc phải hội chứng này trước vào khoảng năm 1865, trước khi viết Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên. Nhiều người tin rằng, Lewis Caroll đã dùng trải nghiệm khi trải qua này để tạo cảm hứng viết nên tác phẩm về cô bé Alice.

Phiên bản dành cho trẻ em dưới 5 tuổi

Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên phát hành năm 1865 và rất được yêu thích, đặc biệt là trẻ em, để đáp ứng nhu cầu của độc giả nhỏ tuổi Lewis Caroll đã sáng tác một phiên bản truyện với hình ảnh minh họa đơn giản vào năm 1890.

Cuốn sách đặt tên là Vườn Trẻ Alice với nội dung được diễn tả trong những câu từ ngắn gọn, dễ đọc dễ hiểu, phần hình ảnh lấy từ truyện gốc.

Món súp rùa Mock

Trong cuốn sách có một nhân vật là rùa Mock, lai giữa rùa và bê mà nữ hoàng Đỏ từng nhắc đến khi hỏi Alice.

Món súp rùa giả nấu từ
móng và đầu bò của người nghèo thời Victoria chính là cảm hứng để tác giả tạo
nên nhân vật hư cấu, kỳ lạ này.

Chính quyền Trung Quốc từng
cấm phát hành Alice Ở Xứ Sở Thần
Tiên

Năm 1931, cuốn tiểu thuyết đình đám của Lewis Caroll bị cấm xuất bản tại đất nước tỷ dân với lý do là: con người nói chuyện với động vật.

Cụ thể, một cán bộ chính quyền của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng người và động vật không cùng một cấp bậc, nên việc giao tiếp giữa Alice và những con vật biết nói tiếng người là tuyên truyền những nhận thức sai lầm đến trẻ em nên truyện đã bị cấm.

Câu chuyện ban đầu được viết cho cô bé Alice
Liddell

Alice Liddell Hargreaves sinh ngày 4/5/1852 tại Westminster, London, nước Anh. Bà là đứa con thứ 3 trong gia đình có 10 người con của vợ chồng quý tộc ông Hery và bà Lorina Liddell.

Alice Liddell

Năm 1856, gia đình Liddell đã gặp gỡ và kết bạn với nhiếp ảnh gia, nhà văn Charles Lutwidge Dodgson, người có nghệ danh là Lewis Carroll. Những cô con gái nhà Liddell thường được Lewis đưa đi chơi và chụp ảnh, đặc biệt ông rất thân thiết với .

Năm 1862, Lewis đã sáng tác một câu chuyện với tên nhân vật chính là Alice, chuyện kể về hành trình kỳ lạ của Alice khi bị rơi vào một cái hang thỏ. Sau đó và năm 1964, ông đã viết chuyện ra giấy với tựa đề Alice Adventures Under Ground và tặng cho Alice . Đây chính là bản thảo đầu tiên của một tác phẩm văn học kinh điển, nổi tiếng khắp thế giới.

Câu chuyện bị ảnh hưởng bởi toán học

Tác giả Lewis Carroll từng là một trợ giảng môn toán tại Đại học Christ Church tại Oxford, thế nên cuộc phiêu lưu của Alice có liên quan đến những ám chỉ hình học và đại số trong các câu đố mà Alice cố gắng hóa giải.

Như cuộc trao đổi giữa Alice và Sâu bướm
được cho có ẩn ý phác họa lại hệ thống ký hiệu đại số của giáo sư toán học
Augustus De Morgan. Những nhân vật như Hatter, Hare đều gắn với bộ môn toán học
mới hay mèo Chesire là tượng trưng cho hình học Euclide với nụ cười hình elip.

Những người là nguồn cảm hứng tạo nên các
nhân vật khác trong truyện

Ngoài Alice Liddell được cho là của nhân chính Alice thì hai người chị của bà cũng là hình mẫu để tạo nên các nhân vật khác trong câu chuyện của Lewis Carroll. Nhân vật Vẹt Lory được cho là dựa trên Lorina Liddell còn đại bàng Eaglet tạo nên từ tiểu thư Edith Liddell.

Người ta cũng suy đoán rằng con chim Dodo có thể là chính Lewis vì tác giả có tật nói lắp. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng Nữ hoàng Q cơ dựa trên hình mẫu là Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh.

Tác
phẩm chuyển thể đầu tiên ra đời vào năm 1903

Cuốn tiểu thuyết được chuyển thể lần đầu vào năm 1903 dưới dạng một bộ phim hoạt hình câm. Nội dung của phim dựa trên phần truyện Alice Ở Xứ Sở Thần TiênĐi Qua Tấm Gương. Các nhân vật xuất hiện chỉ có: Alice, Thỏ Trắng, Ếch, Nữ hoàng Q cơ, Mad Hatter và đội quân thẻ bài.

Phim
có thời lượng 12 phút, Viện phim Anh đã khôi phục lại bản phim gốc và cắt bớt
còn 9 phút rưỡi để công chiếu vào năm 2010.

Alice là bước khởi đầu của Walt
Disney

Năm 1923, Missouri Walt Disney và Rou O. Disney đã thành lập công ty Disney Brothers Cartoon Studio tại Los Angeles. Họ sản xuất một series phim ngắn không có tiếng là Alice Comedies gồm 57 tập với sự tham gia của các nữ diễn nhí khác nhau.

cho các diễn viên người thật đóng trong bối cảnh hoạt hình. Đây là tiền đề để hãng xây dựng các bộ phim kết hợp giữa hoạt hình và người đóng, tạo ra một phong cách làm phim mới.

Hãng
phim Paramount đã đi trước Disney để ra mắt phiên bản live
action về Alice

Đầu thập niên 30, Disney đã cân nhắc thực hiện dự án tạo ra một về Alice nhưng vẫn còn chần chừ và hãng phim Paramount đã đi trước khi công chiếu bộ phim điện ảnh, chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của Lewis Carroll vào năm 1933.

Phim có sự tham gia của
các minh tinh đình đám thời bấy giờ là Cary
Grant, Charlotte Henry… và gặt hái được thành công.

Phim hoạt hình năm 1951 của Disney từng gặp thất bại khi phát hành

Kathryn Beaumont

Năm 1951, Disney đã thực hiện một bộ phim hoạt hình về Alice với nguyên mẫu nhân vật được dựng trên hình ảnh của Kathryn Beaumont, cô bé 10 tuổi xinh đẹp. Kathryn cũng lồng tiếng cho Alice, năm 1998 bà được Disney đưa vào danh sách những huyền thoại của hãng.

Ngay từ khi ra mắt bộ phim đã không được công chúng đón nhận vì người hâm mộ cuốn tiểu thuyết cho rằng Disney đã “Mỹ hóa” một huyền thoại văn học của nước Anh. Sau này, phim được công chiếu trên truyền hình và đạt thành công lớn phủ sóng toàn quốc gia.

Truyện có tác động đến
quá trình sáng tác tiểu thuyết Lolita

Nhà văn người Nga Vladimir Vladimirovich Nabokov rất yêu thích tác phẩm Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên, ông đã dịch tiểu thuyết này sang tiếng Nga. Cốt truyện giả tưởng, hấp dẫn của Lewis đã tạo nguồn cảm hứng trong công việc sáng tác văn học của Nabokov.

Nhiều người cho rằng mối quan hệ giữa Lewis Carroll và Alice Liddell cùng câu chuyện về Alice đã tác động khiến Vladimir Vladimirovich Nabokov viết nên .

Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên vẫn sống mãi với thời gian

Năm 2010, đạo diễn Tim Burton đã kể lại chuyến phiêu lưu của Alice theo một phong cách khác, khi Alice đã trở thành thiếu nữ 19 tuổi. Bộ phim được khán giả đón nhận và đạt doanh thu tỷ USD. Điều này chứng minh rằng Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên vẫn được mọi người yêu thích, hâm mộ cuồng nhiệt dù đã trải qua hơn 150 năm.

Câu chuyện về Alice đã ảnh hưởng đến nền công nghiệp điện ảnh, phim hoạt hình, thời trang cũng như các lĩnh vực khác về văn học và nghệ thuật. Nội dung, ý nghĩa sâu xa của cốt truyện cũng tác động đến sự nghiên cứu về tâm lý học, toán học.

Một tác phẩm dành cho trẻ em nhưng lại hàm chứa nhiều quan niệm nhân sinh khiến người lớn phải đau đầu khám phá và nhận thấy những điều mới mẻ, táo bạo mà Lewis Carroll muốn truyền tải.

 

Leave a Reply