Thi thể kì
lạ trong thang máy
Ngày 14/07/2010, khoảng 4 giờ 27 phút chiều, một người phụ nữ họ Trần sống ở trại an dưỡng tầng 5 đã bước vào thang máy để về phòng mình. Tuy nhiên vì có tiền sử bệnh tâm thần nên thay vì ấn lên tầng 5 bà đã ấn nhầm tầng 6.
Trước kia tầng 6 của toà nhà này có cho một gia đình thuê, nhưng vì điều kiện khó khăn họ đã chuyển đi, vì thế cả tầng 6 đều bị bỏ trống. Chủ toà nhà sợ có kẻ gian đột nhập vào phá hoại nên đã đã khoá cửa sắt được chủ nhà cũ lắp trước thang máy.
Cũng vì thế ngay khi bà Trần bước ra cửa thang máy, thứ chờ bà không phải là hành lang trống mà là cửa sắt được rào kín. Lúc này bà muốn quay lại thang máy thì đã muộn, cửa thang máy đã đóng kín, cứ thế bà bị nhốt ở kẽ hở giữa thang máy và cửa sắt. Mà kẽ hở này cực nhỏ, chỉ đủ để một người trưởng thành đứng thẳng hoặc hơi khom gối một chút, còn muốn xoay người, ngồi xuống là đều không thể.
Dù nút bấm thang máy ở ngay sát bên cạnh, nhưng do nó nằm bên ngoài cửa sắt nên với tay thế nào bà Trần cũng không thể chạm vào. Cứ vậy bà đã bị nhốt trong kẽ hở này suốt 7 ngày, vừa phải chịu cảnh đói khát, vừa sống trong hoảng sợ, lo âu.
Ngay lúc phát hiện bà Trần mất tích, nhân viên trong trại an dưỡng đã báo tin cho người nhà và cảnh sát, họ đã tìm kiếm xung quanh khu vực toà nhà, nhưng không một ai ngờ rằng bà Trần đang ở ngay tầng trên, chịu đói chịu khát, cuối cùng qua đời trong đau đớn tột cùng.
Cuối cùng 7 ngày sau, một ông lão cũng sống trong toà nhà, lúc đi thang máy thay vì bấm tầng 7 đã bấm nhầm tầng 6. Đến tầng 6, thang máy mở cửa ra, thi thể bà Trần lập tức đổ ập vào trong. Lúc này thi thể bà đã biến thành màu đen, nằm ngửa mặt hướng lên trần nhà, làm ông lão sợ tới mức suýt thì chết ngất.
Ông lão vội vàng bấm nút đóng cửa, nhưng lúc này cửa đã bị thi thể chặn không thể đóng được, lại thêm mùi thối xộc vào mũi làm ông loạng choạng một lúc lâu mới lấy được điện thoại ra gọi cho con gái. Cô con gái lập tức liên hệ nhân viên bảo trì và chủ nhà để mở cửa sắt ở tầng 6 ra, tiếc là không ai liên lạc được với chủ nhà.
Nhân viên bảo trì đành hướng dẫn ông lão kéo cái xác vào để thang máy đóng cửa, họ mới có thể giúp ông di chuyển xác ra ngoài. Lúc đầu ông không dám làm, nhưng sau khi bị nhốt với cái xác gần 1 tiếng, ông lão đành kéo cái xác vào rồi bấm thang máy lên tầng 7.
Nhìn thấy thi thể đã rất sợ rồi, vậy mà còn phải ở cùng thi thể lâu vậy thì thật đúng là kinh hồn táng đảm, chưa kể thời điểm xảy ra chuyện này là vào tháng 7 âm lịch.
Sau khi điều tra, cảnh sát cho biết chủ toà nhà này ban đầu là một đạo sĩ, tầng sáu được ông dùng làm chỗ tu hành nên cố ý gắn cửa sắt để tránh bị làm phiền. Sau này đạo sĩ bán lại toà nhà cho chủ nhà hiện tại, nhưng chủ nhà hiện tại đã không sửa sang hay nâng cấp lại toà nhà mà cứ thế cho thuê.
Viện kiểm sát cho rằng điều này đã gián tiếp gây nên cái chết của bà Trần, nên phạt chủ nhà 700.000 NDT, đồng thời chủ nhà phải bồi thường cho người nhà nạn nhân 1 triệu NDT.
Sau này chủ
nhà đã cho tháo dỡ cửa sắt và điều chỉnh để thang máy không thể bấm lên tầng 6,
từ đó về sau tầng 6 của toà nhà này cũng bị bỏ trống.
Cái chết ly kỳ của cậu bé ở trường tiểu học
Ngày 29/04, trường tiểu học ở thị trấn Âu Dương Hải, huyện Quế Dương, tỉnh Hồ Nam đã xảy ra một vụ án ly kỳ. Nạn nhân là em Tiểu Bân – học sinh lớp ba của trường.
Hôm đó là ngày thi giữa kỳ toàn trường, sau khi thi xong, 13 em học sinh trong đó có Tiểu Bân cùng trở về phòng ngủ 203. Đám nhóc chơi đùa tới khoảng 20 giờ 40 phút – giờ tắt đèn theo quy định của nhà trường – thì lần lượt đi ngủ, nhưng Tiểu Bân vì ham chơi nên vẫn còn đang nằm chơi trên giường.
Sau khi tắt đèn được khoảng 5-10 phút, bạn nhỏ nằm giường dưới đã nghe Tiểu Bân la lên một tiếng, cho rằng Tiểu Bân đang phá rối, cậu bé lên tiếng nhắc Tiểu Bân nên nói nhỏ lại, đừng để các thầy cô đi kiểm tra phát hiện.
Đến 21 giờ
các thầy cô kiểm tra vào phòng, phát hiện Tiểu Bân đang bị treo trên giường, một
cô giáo vội vàng chạy đến đỡ Tiểu Bân.
“Lúc đó cổ thằng bé bị khăn quàng siết chặt, đầu còn lại của khăn thì bị cột vào thành giường.” Cô giáo đỡ Tiểu Bân cho biết.
Ngay sau khi phát hiện, cô đã lập tức nhờ các thầy cô khác tới làm sơ cứu cho Tiểu Bân và gọi xe cấp cứu, nhưng Tiểu Bân đã qua đời trước khi kịp đến bệnh viện.
Theo kết quả
khám nghiệm pháp y, ngoại trừ vết dây siết cổ, trên người Tiểu Bân không còn vết
thương nào khác nữa.
Các bạn học ngủ chung phòng 203 cũng xác nhận trước giờ tắt đèn không có bất kì ai vào phòng, Tiểu Bân cũng không xảy ra mâu thuẫn gì với các bạn học. Một cậu bé nằm ở giường đối diện nói từng thấy Tiểu Bân cột khăn quàng vào thành giường, sau đó chui đầu vào chơi.
Điều lạ lùng trong câu chuyện này là tại sao Tiểu Bân lại đột nhiên thắt khăn quàng vào thành giường rồi tự chui đầu vào?
Thi thể trong thùng giấy
xảy ra vào ngày 16 tháng 12 năm 1974, nữ sinh Biện Ngọc Anh 16 tuổi đã lên tàu điện đi tới thung lũng Wong Nai Chung để hẹn gặp bạn, sau khi đến nơi cô bé có vào tiệm kem gần ga tàu để mượn điện thoại.
Đến sáng hôm sau, lao công làm việc trong ga tàu tìm thấy một thùng giấy, trong đó chứa thi thể trần truồng của một cô gái.
Theo kết quả pháp y, thi thể này chính là Biện Ngọc Anh. Thi thể cô bé bị cắt mất hai đầu vú, lông trên âm đạo bị đốt rụi, nhưng màng trinh vẫn còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị xâm phạm.
Cảnh sát nghi ngờ Âu Dương Bỉnh Cường – nhân viên làm việc ở tiệm kem là , anh này sau đó bị bắt và phán tội tử hình, nhưng suốt quá trình điều tra hay cả khi lên toà án, anh đều nhấn mạnh mình hoàn toàn vô tội, cảnh sát đã đổ oan cho anh.
Vợ Âu Dương Bỉnh Cường thậm chí nhờ đến luật sư ở Anh và kiện vụ án lên tận Hội đồng Cơ mật của Vương quốc Anh, nhưng cuối cùng vẫn không thể kháng án thành công.
Đây là vụ án đầu tiên trong lịch sử hung thủ bị định tội chỉ dựa vào chứng cứ do giám định khoa học, chứ không hề có nhân chứng mục kích hay các chứng cứ khác. Chính vì thế nó cũng trở thành một vụ án không cách nào xác nhận chân tướng, càng không thể cho công chúng và người có liên quan một đáp án mà họ muốn biết.
Những người
có liên quan đã liệt kê ra 9 điểm bất thường trong vụ án này như sau:
1. Thời gian tử vong của nạn nhân bị phía cảnh sát thay đổi liên tục.
2. Vân tay trên hộp giấy không phải của Âu Dương Bỉnh Cường
3. Cảnh sát chưa từng đi điều tra thử lớp học ban đêm của nạn nhân.
4. Sổ điểm danh của Biện Ngọc Anh hôm đó không cánh mà bay.
5. Địa điểm phát hiện thi thể không tìm được vân tay của Biện Ngọc Anh cũng không tìm được vật tuỳ thân của nạn nhân.
6. Không có chứng cứ chính xác rằng sợi vải tìm thấy trên người nạn nhân và sợi vải lấy trên người Âu Dương Bỉnh Cường, đều xuất phát từ quần áo của Âu Dương Bỉnh Cường.
7. Âu Dương Bỉnh Cường vừa cưới vợ, vợ chồng mặn nồng, cũng vừa thi đậu công việc trong văn phòng chính phủ, công việc ổn định, không có động cơ giết người.
8. Kiểm sát trưởng và bồi thẩm đoàn: vụ án này dựa vào rất nhiều chứng cứ hoàn cảnh để thành lập, nếu tổng hợp lại chứng cứ mà không có nghi ngờ hợp lý được đưa ra thì bị cáo sẽ bị phán tội, tuy nhiên rất ít trường hợp cả hai phía kiểm sát và bồi thẩm đều cho ra kết quả khẳng định 100% như thế này.
9. Lúc đó đang diễn ra phong trào chống tham nhũng trong cảnh sát, bộ máy chính trị trong sạch chỉ vừa được dựng lên, áp lực phía chính phủ rất lớn, rất có thể xảy ra trường hợp có người sốt ruột nên vu oan giá hoạ để nhanh chóng kết thúc vụ án.