Từ thời xa xưa, khi nhận thức còn hạn chế, con người vẫn luôn gắn các hiện tượng tự nhiên với một thực thể siêu nhiên bất kỳ. Các thực thể siêu nhiên này, chính là hình thức sơ khai nhất của “thần”. Để bày tỏ lòng biết ơn, thậm chí là kinh sợ, việc hiến tế ra đời. Ban đầu, nó chỉ xuất phát từ hiến tế các vật phẩm, động vật và dần dần là hiến tế con người. Trong đó, hiến tế con người được coi là hình thức cao nhất, đồng thời cũng là đáng sợ nhất.
này thực chất không phải hiện tượng mang tính cá thể ở một nền văn hóa duy nhất. Nên nhớ, trong Kinh Cựu Ước, người ta còn tôn vinh hành động hiến dâng con trai cả của Abraham cho Chúa là mức độ cao nhất của lòng sùng kính Chúa. Thời Trung cổ, việc tình nguyện tham gia các đoàn quân Thập Tự Chinh để đổi lại Đất Thánh, hay gia nhập jihad (đạo Hồi) cũng là một cách để hi sinh, tình nguyện hiến dâng cơ thể mình vì lí tưởng tôn giáo. Thế nhưng, chưa có một nền văn minh nào lại thực sự công nhận hiến tế cơ thể người sống thành một nghi thức tôn giáo chính thức như Aztec, một trong ba nền văn minh cổ xưa nhất của loài người ở Trung Mỹ (Maya, Inca, Aztec).
Trong các văn bản ghi chép về cuộc sống của người dân thời kỳ tiền Columbus (trước khi Columbus tìm ra châu Mỹ và nơi đây trở thành thuộc địa của các đế quốc châu Âu), người ta đều ghi nhận về sự tồn tại củanày. Đặc biệt, trong văn hóa tín ngưỡng của người Aztec, cơ thể người sống là vật hiến tế thiêng liêng nhất, chỉ có thể tiến hành trong các dịp lễ quan trọng.
Với người Aztec, các vị thần là trung tâm của vũ trụ và duy trì sự cân bằng của vạn vật. Được sống, là một sự ban ơn và những người đã tiếp nhận ân huệ này phải “trả nợ” một ngày nào đó. Chính vì vậy, tục hiến tế người ra đời và được đón nhận rộng rãi bởi số đông dân chúng. Tâm điểm của các buổi lễ hiến tế người là những thầy tu, những người có địa vị trong xã hội Aztec cổ đại và được coi là cầu nối của con người với những đấng cao siêu. Những nạn nhân, hay các vật hiến có thể là những tù nhân chiến tranh, nô lệ, trẻ em hay thậm chí là tình nguyện viên, phụ thuộc vào mục đích của buổi lễ.
Nhìn chung, các buổi hiến tế thường được tiến hành với ít nhất là hai người trở lên, chưa tính vật hiến tế và thấy tu. Nạn nhân, sẽ bị đưa lên đỉnh của ngôi đền, và trên đó có đặt sẵn một chiếc bàn đá với tên gọi chacmool. Tiếp theo, nạn nhân sẽ bị cố định tại chỗ và một vị thầy tu sẽ dùng một con dao làm từ đá lửa rạch ngực và moi trái tim nóng hổi, vẫn còn đang đập từ lồng ngực họ.
Trái tim sau đó sẽ được các thầy tu đặt vào bát đá và dâng trước tượng của vị thần, còn phần thân còn lại thì bị ném xuống các bậc thềm bên dưới. Phần thân này của nạn nhân sẽ bị phân rã, với nội tạng thì dành cho động vật, còn phần thủ cấp thì được giữ lại, trưng bày trên các giá đựng sọ (tzompantli). Phần thịt lọc ra từ cơ thể còn được chế biến thành món ăn, phục vụ cho các chiến binh, để họ có thêm sức mạnh từ xác thịt của kẻ thù.
Lý giải vì sao người Aztec lại hiến tim người cho các vị thần là bởi, theo quan niệm của họ, tim người (tona) vừa là nơi chứa đựng linh hồn, đồng thời tỏa nhiệt lượng (như một mặt trời nhỏ). Trước khi thực hiện nghi lễ hiến tế lên người sống, các thầy tu cũng phải tự hi sinh một phần của bản thân mình như tự đâm dao, cào cấu cơ thể để cho máu chảy ra như một hình thức tự hiến, thể hiện lòng thành của họ với các đấng tối cao.
Tuy nhiên, không phải nghi thức hiến tế nào cũng được tiến hành như trên. Với mỗi một vị thần, với từng chức năng khác nhau, các buổi lễ hiến tế có thể thay đổi. Ví dụ, với thần Tezcatlipōca, vị thần của chiến tranh, bóng đêm và phép thuật, vật hiện tế được đối xử một cách “nhân đạo hơn”. Trước khi tháng lễ Toxcatl diễn ra (từ ngày 5-22/5), một tù nhân trẻ sẽ được chọn và được cư xử như một thế thần của Tezcatlipōca.
Trong thời gian một năm trước ngày trọng đại, vật hiến được có cho mình bốn người vợ, và công việc duy nhất người này phải làm là chơi sáo (bởi một trong những vật thiêng của thần là sáo) vào mỗi buổi sáng trên phố. Đến khi tháng lễ chính thức diễn ra , người này sẽ một mình đi bộ lên ngôi đền thần trên đỉnh kim tự tháp và bẽ gãy cây sao, đánh dấu cho sự bắt đầu của nghi lễ. Trong ngày lễ, vật hiến được trao các vũ khí giả và chiến đấu với các Chiến binh Báo và Hiệp sĩ Đại bàng. Màn chiến đấu này được cho là để tôn vinh sức mạnh của Tezcatlipōca, người bảo hộ cho các chiến binh.
Đáng sợ nhất trong các nghi thức hiến tế người sống của người Aztec, đặc biệt phải kể đến tục lột da người sống trong buổi lễ tôn vinh thần Xipe Totec. Xipe Totec, hay còn được gọi với những cái tên như Thần Nông nghiệp, Thần Mùa màng, là người điều khiển sự sống và cái chết. Theo truyền thuyết Aztec, Xipe Totec đã lột da của mình để mang lại mùa màng cho con người – tượng trưng cho hình ảnh hạt lúa mạch phải bị đãi vỏ mới có thể sử dụng làm thức ăn. Vì vậy, con người cũng phải trả ơn cho thần bằng các bộ da người, bày tỏ sự biết ơn trước những gì họ nhận được.
Lễ hội tôn vinh Xipe Totec được diễn ra hàng năm vào trước mùa mưa, với tên gọi Tlacaxipehualiztli (lột da người). Bốn mươi ngày trước khi ngày lễ chính thức diễn ra, một nô lệ thổ dân sẽ được lựa chọn và được những người còn lại đối xử với đầy lòng kính trọng, như một hiện thân của thần trên thế giới. Tâm điểm của lễ hội là Tlacaxipehualiztli, được tiến hành trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.
Đầu tiên, người ta sẽ tổ chức một cuộc chiến bằng gậy giữa hai nhóm chiến binh, bao gồm những người được chọn và nhóm còn lại, tập hợp của các chiến binh dũng cảm. Những người được chọn, đại diện cho thần Xipe Totec sẽ khoác lên mình tấm da người lột từ các tù binh chiến tranh và tham gia trận đánh với nhóm còn lại. Sau khi màn chiến đấu kết thúc, những người lính, với tấm da người trên cơ thể, sẽ đi đến từng nhà trong thành phố để yêu cầu người dân cung cấp các hiện vật, như một cách bày tỏ lòng thành tới Xipe Totec.
Nghi lễ hiến tế người được tiến hành ngay khi trận đấu vừa đi đến hồi kết. Tương tự như trong nghi thức với nhiều vị thần khác, các vật tế sẽ bị moi tim khi còn đang thở. Phần da trên cơ thể cũng được cẩn thận lột ra bằng dao sắc và tấm da này được vị thầy tu trưởng đeo trong suốt thời gian diễn ra này lễ (khoảng 20 ngày). Tục đeo da người được biết đến với tên gọi Neteotquiliztli, hay còn hiểu là “Thần nhập thể”. Trong ngày này, tấm da người sẽ được trang trí bằng các loại đá quý, trang sức, cho đến khi tháng lễ kết thúc. Tấm da sau đó được đặt trong một hòm chứa đặc biệt, để tránh việc bị hư hại vì ầm mốc. Những thầy tu Xipe Totec sau đó sẽ bảo quản các tấm da tại một phòng chứa bí mật dưới chân đền thờ thần.
Trong một thời gian dài, từng có không ít người nghi ngờ về tính xác thực của các nghi lễ man rợ nói trên. Các tài liệu để tham khảo chủ yếu được viết bởi các học giả Tây Ban Nha nên sự ghi chép có thể không được khách quan, thậm chí còn bị sai lệch do ảnh hưởng của quan niệm của người châu Âu. Thế nhưng, việc tìm thấy nhiều di chỉ khảo cổ, cùng các vật phẩm phục vụ trong công tác hiến tế càng khẳng định rõ hơn về sự tồn tại của các tập tục ghê rợn trên. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại, đây chính là một bước tiến quan trọng trong việc hiểu thêm về đời sống tâm linh của , cách họ giao tiếp với thiên nhiên và quan trọng nhất, chính là quá trình phát triển trong nhận thức của loài người. Mọi sự đánh giá qua những chuẩn mực đạo đức hiện đại sẽ là vô cùng khập khiễng, mà chúng ta nên nhìn nhận chúng từ góc nhìn khách quan của thời đại.