Menu
in ,

8 sự thật thú vị về những cái tên: Đoán xem, quả cam và màu cam cái nào có trước?

1. Singapore

Singapore được đặt tên theo một từ tiếng Mã Lai, dịch ra có nghĩa là thành phố sư tử. Trên thực tế, chưa hề có một con sư tử nào sống tự nhiên ở Singapore. Tuy nhiên vào năm 1299, khi Sang Nila Utama đặt tên cho Singapore, ông đã thấy một con hổ và nhầm lẫn đó là sư tử. Vì thế, ông đã quyết định đặt tên cho miền đất này là Singapore.

2. Quả cam và màu cam

Cái nào có trước? Chúng ta luôn nghĩ rằng màu cam được đặt tên theo quả cam hoặc ngược lại, nhưng thật sự thì không cái nào có trước cả. Cái cây mới là thứ có đầu tiên.

Từ “orange” có nguồn gốc từ một từ tiếng Phạn chỉ cây cam (नारङ्गी – Nāraṅgī), và khi loại quả đến từ cây cam được giới thiệu với những nước phương Tây, người ta đã bắt đầu gọi loại quả đó theo tên của cái cây.

Trước khi từ “orange” chỉ màu sắc trở nên phổ biến, màu cam được biết đến như là Geoluread – màu đỏ vàng, đã không ai sử dụng từ “orange” để chỉ màu sắc mãi cho đến năm 1512. Như vậy, màu cam được đặt theo tên của quả cam và quả cam được đặt theo tên của cây cam.

3. Trái cây và rau củ

Về mặt tự nhiên, trái cây là một bộ phận có khả năng chứa hạt của một cây ra hoa (táo, chanh, nho,…), và rau củ là những phần khác của một cái cây có thể ăn được mà không phải là quả (lá, rễ,…).

Tuy nhiên, chúng ta thường phân loại sai rất nhiều trái cây và rau củ, chỉ vì mùi vị của chúng. Do không được ngọt ngào mấy nên những thứ như hạt lúa mạch, đậu đều được xem là rau củ, mặc dù thực chất chúng là trái cây. Những hạt bắp chúng ta thường xuyên ăn được xem là rau củ, nhưng thật ra chúng chỉ là một đống trái cây được gom lại.

4. Hằng số Avogadro

Một trong những thứ mà gần như mọi học sinh đều đã từng nghe qua là hằng số Avogadro – số nguyên tử có trong 1 mol chất. Hầu như ai cũng nghĩ rằng hằng số này được tìm thấy bởi Avogadro, nhưng sự thật không phải thế.

Ông chỉ là người đề xuất ý tưởng rằng một con số như vậy có thể tồn tại. Chính Jean Baptise Perrin, một nhà khoa học vật lý nguyên tử người Pháp mới là người thử nghiệm và làm những phép toán để hoàn thiện con số chúng ta vẫn dùng trong học tập và khoa học ngày nay.

5. Big Ben

Ai cũng biết tòa tháp đồng hồ nổi tiếng ở London. Chúng ta gọi nó là Big Ben từ đời này qua đời khác mà không hề biết rằng mình đã luôn sai. Tên thật của tòa tháp là The Elizabeth Tower – Tòa tháp Elizabeth.

Nhiều người vẫn hay nói rằng quả chuông bên trong tòa tháp tên Big Ben, nhưng ngay cả như vậy cũng sai. Khi được hoàn thành, quả chuông đã được đặt tên là The Great Bell – Quả chuông lớn. Nickname của Quả chuông lớn, mới là Big Ben. Và từ đó, chúng ta đã dùng nickname của quả chuông để gọi quả chuông, và cả tòa tháp chứa quả chuông đó.

6. Những con số

0123456789, những con số mà chúng ta dùng hằng ngày trong công việc, học tập được gọi chung là những chữ số Ả Rập. Tuy nhiên, người Ả Rập không hề phát minh ra chúng. Những chữ số này được phát minh bởi người Ấn Độ và được giới thiệu cho người phương Tây bởi các nhà toán học Ả Rập. Vì thế, chúng được đặt tên theo tiếng Ả Rập.

7. Khoai tây chiên

Một món ăn vặt mà ai cũng yêu thích – khoai tây chiên, hay còn gọi là french fries, không thật sự có nguồn gốc ở Pháp hoặc Mỹ như cái tên. Khoai tây chiên có nguồn gốc từ Bỉ, và được đặt tên bởi những người lính Mỹ và Anh trong Thế chiến thứ nhất. Vì ngôn ngữ chính của quân đội Bỉ là tiếng Pháp nên những người lính có thể đã nhầm lẫn và gọi luôn món ăn đó là french fries.

8. Koala

Loài gấu dễ thương, lười biếng, ngủ hơn 20 tiếng mỗi ngày thật sự không phải là gấu, cái tên thích hợp hơn cho Koala là Koala marsupial (thú có túi). Khi những người châu Âu lần đầu đặt chân lên Úc, họ đã bị nhầm lẫn bởi vẻ ngoài khá giống gấu của những chú koala, và đã gọi chúng là gấu.

 

Leave a Reply