Menu
in

Bạch Tuyết & bảy chú lùn: Truyện cổ tích hay có thật?

Đại đa số chúng ta đều đã quá quen thuộc với nàng công chúa xinh đẹp, mụ phù thủy gian ác, những chú lùn, quả táo độc, anh hoàng tử đẹp trai. Theo , trước khi mụ phù thủy dùng đến quả táo độc, bà đã dụ Bạch Tuyết mặc thử một chiếc áo nịt ngực và thắt chặt lại đến mức Bạch Tuyết ngất lịm đi. Câu truyện càng thêm đặc biệt khi Walt Disney chuyển thể thành phim vào năm 1937.

Nhưng có thể đây không chỉ là những dòng chữ hoang đường vô căn cứ, hai phụ nữ người Đức được cho là đã truyền cảm hứng cho nhân vật Bạch Tuyết và người mẹ kế gian ác của nàng.

Margarete von
Waldeck

Vào năm 1994, nhà sử học người Đức Eckhard Sander xuất bản cuốn sách Schneewittchen: Mattchen oder Wahrheit? (Bạch Tuyết: Chỉ là một câu chuyện thần tiên?); Trong đó, ông đã nghiên cứu cuộc đời của một người phụ nữ được cho là cảm hứng để anh em nhà Grimm xây dựng hình ảnh nhân vật Bạch Tuyết.

Theo Sander, nhân vật Bạch Tuyết được dựa trên cuộc đời của nữ công tước người Đức Margarete von Waldeck, con của vua Philip IV. Ở tuổi 16, Margarete bị cha và mẹ kế, Katharina của xứ Hatzfield đuổi đi đến Wildungen ở Brussels. Tại đó, Margarete phải lòng người con trai sau này sẽ trở thành Vua Philip II của Tây Ban Nha.

Ban đầu, gia đình của Margarete cực kỳ phản đối mối tình này, cho rằng hai người không môn đăng hộ đối nên không thể đến với nhau. Sau đó, Margarete bỗng dưng qua đời ở tuổi 21, nguyên nhân tử vong ban đầu được cho là ngộ độc thực phẩm. Nhiều nhà sử học và nghiên cứu cho rằng nhà vua vì không thích hai người đến với nhau nên đã sai lính của mình đi để ám sát Margarete.

Vậy còn những chú lùn thì sao? Thời đấy, cha của Margarete sở hữu một vài mỏ khoáng và chỉ thuê. Sau này, những đứa trẻ lớn lên trong điều kiện ẩm thấp đến mức khung xương và cả cơ thể của chúng bị biến dạng, nên nhiều người thường gọi những đứa trẻ làm việc ở mỏ khoáng khi lớn lên là những chú lùn không may.

Sanders cho rằng quả táo độc bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử ở Đức. Trong một khoảng thời gian, có một ông già thường xuyên đi quanh phố phường, nhìn xem những đứa trẻ nào hay đi ăn cắp vặt ở những quầy trái cây, và sau đó ông sẽ phát cho chúng những quả táo độc.

Maria Sophia
Margaretha Catharina von Erthal

Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục bởi cách giải thích của Sanders về nguồn gốc của câu chuyện Bạch Tuyết. Theo một nhóm nghiên cứu ở Lohr, Bavaria, Bạch Tuyết được dựa trên cuộc sống của Maria Sophia Margaretha Catharina von Erthal, sinh vào ngày 15/6/1729 tại Lohr am Main, Bavaria. Cô là đứa con gái của hoàng tử Philipp Christoph von Erthal và vợ, nữ nam tước von Bettendorff.

Sau cái chết của nữ nam tước, hoàng tử Philipp tái hôn với một người phụ nữ tên Claudia Elisabeth Maria von Vennigen, nữ bá tước của Reichenstein, bà nổi tiếng ghét những đứa con riêng của hoàng tử. Lâu đài mà họ sống, bây giờ đã được chỉnh sửa lại cho thành một bảo tàng, có một chiếc gương biết nói, thực chất nó là một món đồ chơi đã được chế tạo và dựng từ những năm 1720 dành riêng cho Maria von Vennigen, chiếc gương đã có ở trong lâu đài kể từ khi bà chuyển đến sống.

Những chú lùn trong phiên bản cuộc đời của Maria cũng có liên quan đến những mỏ khoáng ở Bieber, nằm ở phía Tây Lohr và nằm ngay bên cạnh bảy dãy núi. Có những mỏ hầm hẹp đến mức chỉ dành cho những người có vóc dáng cực kỳ nhỏ. Những người thợ đào hầm này thường mang ủng màu sáng, như cách mà những chú lùn thường được miêu tả trong các phiên bản của Bạch Tuyết.

Nhóm nghiên cứu ở Lohr còn cho rằng chi tiết chiếc quan tài thủy tinh bắt nguồn từ việc Lohr thời đó là một vùng nổi tiếng với những xưởng sản xuất đồ gia dụng làm bằng thủy tinh. Lohr thời đó cũng có rất nhiều những cây lu lu đực với vè ngoài nhìn giống táo xanh và hàm lượng độc đủ cao để giết chết một người trưởng thành sau khi ăn.

Suy đoán rằng ai là nguồn cảm hứng thật sự của Bạch Tuyết là điều không thể, vì anh em nhà Grimm thu thập tư liệu cho những câu truyện cổ tích từ rất nhiều nguồn khác nhau. Họ đi khắp nước Đức, nghe lại sau đó pha thêm một chút yếu tố huyền ảo và ma thuật và kể lại cho chúng ta. Có thể chúng ta sẽ không bao giờ được biết nguồn gốc thật sự của nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.

 

Leave a Reply