Menu
in

Bức họa ‘Ecce Homo’: Thảm họa phục chế trở thành cứu tinh cả một thị trấn Tây Ban Nha

Tại một thị trấn nọ thuộc tỉnh Zaragoza, nằm ở phía đông bắc Tây Ban Nha, có một bức tranh vẽ chân dung Chúa Giêsu nổi tiếng không chỉ với cộng đồng mà còn được biết đến bởi những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới. Điều kỳ lạ là, bức tranh này nổi danh không phải bởi giá trị mỹ thuật mà bởi bản phục chế gây tranh cãi của nó.

Bức họa Ecce Hommo.

Bức bích họa mang tên Ecce Homo (tạm dịch: “Đây là Người!”) được vẽ bởi họa sĩ người Tây Ban Nha Elías García Martínez vào năm 1930. Mặc dùnày được báo giới đánh giá là “hầu như không có tầm quan trọng về nghệ thuật” và Mart Martnez là không phải là một họa sĩ vĩ đại, tuy nhiên bức bích họa vẫn mang một số giá trị về tinh thần trong cộng đồng người dân địa phương. Vì vậy, khi lớp sơn nguyên bản trên bức bích họa bắt đầu bong tróc, Cecilia Giménez, một họa sĩ nghiệp dư 83 tuổi, đã tự mình khôi phục tác phẩm nghệ thuật này.

Cecilia, với vốn kiến thức có được từ linh mục giáo xứ địa phương và những người coi sóc nhà thờ, đã bắt tay vào công cuộc vẽ lại bức tranh, tỉ mẩn tỉa từng nét bút ròng rã suốt mấy năm trời. Cho đến một ngày mùa hạ năm 2012, bà cho rằng tác phẩm này cần một cuộc đại trùng tu. Nhưng bởi vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian hơn bà nghĩ, nên khi đã đi được một nửa chặng đường, Cecilia quyết định tạm gác sang một bên để đi nghỉ mát. Bà định sẽ hoàn thành bức tranh sau khi trở về, tuy nhiên bà đã không thể thực hiện điều đó.

Bản phục dựng ăn nhiều “gạch đá” nhất lịch sử.

Khi Cecilia trở về, những nét vẽ kinh khủng của bà bị phát hiện và Cecilia trở thành trò cười cho cả thế giới. Nỗ lực bất thành của bà đã trở thành chủ đề bàn tán trên các trang mạng, truyền cảm hứng cho hàng loạt meme và truyện cười. Giới báo chí so sánh cuộc trùng tu này với cảnh phim làm hỏng bức tranh Whistler’s Mother, những người khác gọi bức phục chế là Quái thú Jesus hay Ecce Momo (Tạm dịch: “Đây là con khỉ!”).

Bản vẽ lại bức tranh Whistler’s Mother của nhân vật Mr. Bean trong tác phẩm cùng tên.
Nguồn cảm hứng bất tận để chế ảnh.

Cecilia cảm thấy thật nhục nhã, người thân bà cho biết bà đã khóc suốt nhiều ngày liền và bỏ bữa. Cuối cùng, bà đã tìm gặp một bác sĩ tâm thần để chữa trị. Đã có lúc, những người thừa kế của García Martínez đe dọa sẽ kiện bà vì phá hủy bức tranh, nhưng may mắn thay, họ đã không làm thế.

Tuy nhiên, sự cố này không hoàn toàn là một tai họa. Nhờ bước ngoặt của số phận này mà thị trấn nhỏ Borjia đã xuất hiện trên bản đồ của những khách du lịch quốc tế một cách khó tin. Hằng năm, hàng chục nghìn du khách tò mò và hiếu kỳ lũ lượt kéo nhau đến thị trấn này để tận mắt chiêm ngưỡng bức họa phục chế và thỏa mãn bộ óc hài hước kỳ quặc của mình. Và họ rời đi khi đã mua chán chê những món đồ lưu niệm như cốc nước hay áo phông in hình bức họa Ecce Homo “đã được nâng cấp”.

Đồ lưu niệm tại thị trấn Borjia.

Cecilia Giménez, người từng bị nhạo báng và chế giễu về “khiếu” phục dựng tranh của mình, nay đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong khu vực. Bà đã tổ chức một vào trao giải cho các họa sĩ trẻ tự vẽ bức Ecce Homo của riêng mình. Mọi người đi trên phố gặp bà đều vui sướng kêu lên: “Cecilia! Cecilia kìa!” Bà thậm chí còn được hưởng 49% số tiền thu được từ việc bán đồ lưu niệm. Phần còn lại thuộc về gia đình họa sĩ bức vẽ gốc Martinez.

Du khách hiếu kỳ lũ lượt kéo nhau đến xem bức tranh “thảm họa phục chế.”

Cecilia Giménez có thể đã thất bại trong việc khôi phục bức tranh, nhưng bà đã khôi phục lại vận may của thị trấn này. Dòng khách du lịch đông đúc hằng năm đã giúp ổn định nền kinh tế của Borja, nơi đang hấp hối dưới cuộc suy thoái kinh tế tàn khốc mà những khu vực khác của Tây Ban Nha đã và đang trải qua trong suốt nhiều năm qua. 

“Đối với tôi, đó là một câu chuyện về đức tin,” ông Andrew Flack, một nhà viết lời nhạc kịch opera, người đã dựng một vở hài kịch opera về câu chuyện một người phụ nữ phá hủy bức bích họa nhưng lại cứu cả một thị trấn. “Việc sự kiện này thúc đẩy ngành du lịch địa phương đúng là một phép lạ.”

 

Leave a Reply