Năm 29 tuổi, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh Charles Darwin ngỏ lời cầu hôn người em họ Emma Wedgwood ở quê nhà Shewbury. Thế nhưng trước đó mọi sự đâu dễ dàng như vậy. vài tháng trước khi cầu hôn, ông đã suy nghĩ rất nhiều. Theo thói quen của một nhà nghiên cứu thường xuyên phân tích và ghi chú mọi việc, ông lật mặt sau một bức thư gửi bạn, nguệch ngoạc phân tích những mặt lợi và hại nếu lấy vợ, sống ở London thì sao, mà ra ngoại ô sẽ như thế nào…
Những ghi chép ấy được tổng hợp trong và được công khai trên mạng.
Phần đầu tiên là những băn khoăn ban đầu về việc cưới vợ ảnh hưởng thế nào đến con đường sự nghiệp của ông. Ông ghi chú theo lối gạch đầu dòng từng ý, bắt đầu từ ngày 7/4/1838.
Quê nhà mà ông nhắc ở trên có thể là Shewsbury, ông lo sợ vợ tương lai của mình không thích đời sống London mà bắt về quê sống, cản trở con đường nghiên cứu khoa học. Ông có viết “Có khi vợ tôi còn không thích London, vậy thì bản án sẽ là phải chuyển đi, trở thành kẻ ngu dốt nhàn rỗi.”
Ghi chép bị bỏ ngang, đến tháng 7/1838 Darwin mới lật lại vấn đề và phân tích tiếp. Lần này là những mặt lợi và hại của . Trong tờ giấy của mình ông chia làm 2 cột “If mary” và “If not mary”, những gạch đầu dòng của ông sử dụng thể phủ định và khẳng định khá lộn xộn nên bạn có thể hiểu đó là “mặt lợi và hại của hôn nhân” hoặc “Lý do để lấy hoặc không nên lấy vợ”
Dù rất thông cảm cho một Charles Darwin đã gần 30 tuổi, bù đầu cân đo đong đếm giữa sự nghiệp và gia đình, ta vẫn không thể không phì cười trước những nỗi lo mang tính “thời đại” của ông: lấy vợ thì bị bớt tiền mua sách ( hơn cả), bị béo lên, những cuộc viếng thăm họ hàng mang tính xã giao gượng ép… Đã vậy dù cố phân tích những điểm có lợi của hôn nhân, ông vẫn than trời ở gạch đầu dòng cuối “Nhưng mà mất thời gian lắm!”. Với một nhà khoa học như Darwin, có lẽ thời gian ông luôn muốn dành nhiều cho nghiên cứu, thời điểm đó ông chưa chấp nhận được việc san sẻ quỹ thời gian cho một cô vợ và những chuyện giao tế khác.
Chưa kể bên dưới phần phân tích lợi ích hôn nhân, ông còn viết một đoạn thống thiết:
Ôi Chúa ơi, không thể tưởng tượng nổi một cuộc đời như con ong thợ, chỉ có cày cuốc, cày cuốc mà không còn gì nữa.
- Không, đừng sống như vậy
- Hãy tưởng tượng dành cả ngày cô đơn trong ngôi nhà ám khói phủ bụi ở London
- Rồi tưởng tượng bản thân được ở cùng người vợ hiền đang nằm dài trên sofa, lò sưởi ấm áp, có cả sách và nhạc
- So sánh viễn cảnh trên với thực tế tồi tệ nếu sống trên đường Great Maborough ở trung tâm London
Có thể thấy Darwin đang cố “thông não” bản thân: có vợ thì nhà cửa êm ấm, không có vợ thì sống lẻ loi bầy hầy. Nhưng ông cũng sợ một đời sống chỉ có lo toan tiền bạc con cái mà không có cống hiến cho khoa học.
Sau một tràng dài suy tư tính toán, bạn đoán xem ông quyết định thế nào?
Đương nhiên nếu đã đọc qua về tiểu sử đời ông, bạn sẽ biết ông vẫn cưới Emma, có 10 người con và sống cùng bà đến cuối đời. Trong bản phân tích ông đã chốt hạ thế này:
“Cưới vợ – Cưới vợ – Cưới vợ, phân tích xong.
Tôi đã chứng minh được việc mình cần cưới vợ
Vấn đề là khi nào? Sớm hay muộn?
Thống đốc nói nên cưới sớm lúc tâm tình còn linh hoạt, sống động. Nếu không cưới sớm thì sẽ bỏ lỡ niềm hạnh phúc thuần khiết nhất của đời người.” (Chú thích: Darwin có quay về quê nhà Shewsbury và tham khảo ý kiến người có thẩm quyền)
Những nỗi lo của quý ông Darwin dường như không bao giờ lỗi thời mà rất dễ đồng cảm ở ngay thời hiện đại như chúng ta. Trong toàn bộ ghi chép ta thấy ông sợ nghèo, sợ không làm được gì to tát ngoài quanh quẩn xó quê, ông khổ sở tự ví mình là nô lệ, đồng thời liên tục tự trấn an bản thân một cách hồn nhiên. Đây có thể nói là những ghi chép riêng tư hết sức quý giá, giúp ta hiểu thêm về nhà tự nhiên học có sức ảnh hưởng như Darwin. Nhà khoa học thì đôi khi cũng sợ hãi những điều bình thường như chúng ta.