Thứ sắp được đem ra đấu giá chính là chiếc máy dòng Samsung NC10-14GB 10,2 inch. Chiếc laptop này chứa 6 loại virus và trojan, những thứ đã từng gây ra tổng thiệt hại 95 tỷ USD trên toàn thế giới.
Chẳng hiểu lý do vì sao người ta có thể giữ một thứ đáng sợ như vậy mà không tiêu hủy và giờ thì nó lại được đem ra bán đấu giá. Sau đây chúng ta sẽ xem qua danh sách 6 loại virus, trojan tồn tại trong chiếc máy tính:
ILOVEYOU (Love Bug hoặc Love Letter)
Xuất hiện từ năm 2000 trên máy tính Windows đời cũ, nó bắt đầu lan truyền dưới dạng email với chủ đề dòng “ILOVEYOU” và tệp đính kèm “LOVE-LETTER-FOR-YOU.txt.vbs”. Mọi người lúc đó không có sự đề phòng cao nên vẫn mở tập tin ra như bình thường và đó là lúc Love Bug xâm nhập vào máy.
Con sâu gây thiệt hại cho toàn bộ máy, ghi đè các loại tệp ngẫu nhiên (bao gồm tệp Office, tệp hình ảnh và tệp âm thanh; tuy nhiên sau khi ghi đè tệp MP3 thì vi-rút sẽ ẩn tệp) và tự động gửi một bản sao của nó đến tất cả các địa chỉ trong Microsoft Outlook. Điều đó khiến con bọ này lan rộng đến mức độ mất kiểm soát.
Sobig
Có nhiều dấu hiệu cho thấy con virus này có từ năm 2002 nhưng cho đến 2003 thì nó mới bị phát hiện. Nó hành động như một chú ngựa thành Troy, hiển thị dưới dạng một thư điện tử vô hại như:
Re: Approved
Re: Details
Re: Re: My details
Re: Thank you!
Re: That movie
Re: Wicked screensaver
Re: Your application
Thank you!
Your details
Sau khi bấm vào thì Sobig có dòng văn bản “Vui lòng bấm vào để biết thêm chi tiết” kèm theo tệp tin đính kèm như sau:
application.pif
chi tiết.pif
tài liệu_9446.pif
tài liệu_all.pif
phim0045.pif
cảm ơn bạn
your_details.pif
your_document.pif
wicky_scr.scr
Sobig có khả năng tự nhân bản và lây qua các thư điện tử nên đã khiến cho no trở thành con bọ có tốc độ lan truyền nhanh thứ 2 chỉ sau Mydoom.
Mydoom
Mydoom được đặt tên bởi Craig Schmugar, một nhân viên của công ty bảo mật máy tính McAfee và là một trong những người phát hiện sớm nhất về con sâu. Con sâu lập được kỉ lục lan truyền nhanh nhất cho đến thời điểm hiện nay và chưa có virus nào vượt qua được chính là nhờ sự tiếp tay của những kẻ gửi thư rác.
Có một đoạn văn bản được đính kèm trong Mydoom ghi rằng “andy; Tôi chỉ đang làm việc của mình, không có gì cá nhân, xin lỗi” nên đã khiến nhiều người suy nghĩ rằng kẻ chế tạo ra con virus này đã được trả tiền.
BlackEnergy
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2007 và một tin tặc tên Sandworm có trụ sở tại Nga đã bị quy tội dùng BlackEnergy vào mục đích tấn công. Con virus này sẽ lan truyền thông qua tài liệu Word hoặc tệp đính kèm PowerPoint trong email.
WannaCry
Mới xuất hiện từ năm 2017 nhưng virus này đã khiến cho 200.000 máy tính trên 150 quốc gia bị nhiễm độc, với tổng thiệt hại từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD. Sau khi thâm nhập được vào máy tính, nó sẽ “giam” tất cả những tập tin quan trọng của người bị hại rồi tống tiền họ bằng Bitcoin. Nếu người này không trả ngay thì số tiền sẽ tăng dần và khi đến hạn chót mà tin tặc vẫn không nhận được tiền thì tất cả tập tin sẽ bị hủy.
Nhờ vào hành động nhanh và bản vá bảo mật của Microsoft nên WannaCry đã được kiểm soát sau vài ngày lây truyền. Vào tháng 12 năm 2017, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc chính thức khẳng định rằng Triều Tiên đứng sau vụ tấn công.
Tại Hoa Kì, việc bán những phần mềm độc hại như chiếc máy tính này là phi pháp tuy nhiên nó được tạo nên dưới dạng “tác phẩm nghệ thuật”. Nghệ sĩ Guo O Dong và công ty bảo mật mạng Deep Instinc đã cùng kết hợp để tạo ra chiếc laptop này được đặt với tên gọi The Persistence of Chaos.
Anh Dong chia sẻ mình muốn tạo ra chiếc máy tính này để xem phản ứng của mọi người trước sự xuất hiện một mối nguy hiểm mạng tiềm tàng như vậy. Không biết những người khác phản ứng ra sao nhưng riêng tôi thì cảm thấy chiếc laptop này đáng ra không nên tồn tại trên đời.