Menu
in

Con gái của Hoàng đế vì sao gọi là công chúa? 5 đại yêu hậu thời cổ đại, ai là kẻ tai hại nhất?

Đặt chủ đề 5 đại yêu hậu và công chúa chung với nhau để mọi người có thể cảm nhận một chút về sự quyến rũ của phụ nữ thời cổ đại. Trước tiên chúng ta hãy nói về năm đại yêu hậu, ai là là kẻ tai hại nhất?

Đầu tiên vào thời kỳ Xuân Thu phải nhắc đến con gái của Trịnh Mục Công chính là Hạ Cơ. Theo ghi chép trong Thái Bình hoàn vũ ký, Hạ cơ có dáng người thướt tha, da trắng nõn nà, với vẻ đẹp sắc nước hương trời nàng được xem là một Xuân Thu tứ đại mỹ nữ.

Đặc biệt là nàng rất biết cách ăn mặc và trang điểm nên mỗi lần ra ngoài đều thu hút ánh nhìn của người khác. Có người nói Tây Thi cũng bắt chước theo phong cách ăn mặc của nàng.

Theo sử sách ghi chép, Hạ Cơ sau này được gả cho Tư Mã Hạ Ngự Thúc ở nước Trần. Nhưng Hạ Ngự Thúc qua đời sớm, nàng không thể chiu đựng được sự cô đơn nên đã nhiều lần tái giá.

Người ta nói rằng trong cuộc đời nàng kết hôn với 7 người đàn ông và khiến 9 người đàn ông vì nàng mà chết! Đây đích thực hoàng hậu gây hại nhiều nhất!

Tiếp theo, xếp ở vị trí thứ hai là Trương Yên. Theo sử sách ghi lại, nàng là hoàng hậu của Hán Huệ Đế Lưu Bang, vào cung năm 11 tuổi. Đáng tiếc là không mang thai được, nhưng vì để được sủng ái nên đã giả mang thai và làm cho hậu cung của Hán Duệ Đế rối tung. Mặc dù đó không phải là tội ác tày trời, nhưng vẫn bị phê phán là một yêu hậu.

Xếp thứ 3 là Chân Mật, nàng được sinh ra trong gia đình danh giá, giàu có. Nhan sắc kiều diễm của nàng làm biết bao người ngây ngất. Nàng vốn dĩ được gả cho con trai của Viên Thiệu nhưng về sau Viên Thiệu bị Tào Tháo đánh bại trong trận Quang Độ, nhà họ Viên sụp đổ. Năm Kiến An thứ 9, Tào Tháo hạ được Nghiệp Thành và bắt sống toàn bộ gia quyến nhà họ Viên.

Sau đó muốn nạp Chân Mật làm thiếp nhưng tiếc rằng các đại thần đều phản đối. Họ nói rằng nàng đã có một đời chồng là một điềm gở lớn. Vì vậy, Tào Tháo đã cưới nàng cho con trai của mình là Tào Phi. Theo như Hồ Thích nói rằng một trong những nguyên nhân Tào Tháo công đánh Viên Thiệu chính là vì để có được Chân Mật. Có thể thấy rằng người phụ nữ này thực sự là mang đến tai hại.

Thứ 4 là Lý Tổ Nga và thứ 5 là Dạng Mẫn Tiêu Hoàng hậu, có thể đặt chung hai người họ lại với nhau để nói. Bởi vì hai người này lúc làm hoàng hậu thì rất trung thành nhưng khi chồng mất lại chạy theo kẻ thù.

Giống như Lý Tổ Nga, từng làm hoàng hậu ba lần cũng chính là đã gả cho ba người đàn ông. Mỗi lần vương triều bị diệt vong ,cô lại làm vợ của kẻ thù. Tiêu Thị cũng giống như vậy, sau khi Vũ Văn Hóa Cập giết Tùy Dạng Đế Dương Quảng, Vũ Văn Hóa Cập dùng tính mạng của thế tử làm con bài đã ép Tiêu Hoàng hậu trở thành thiếp của mình, Tiêu thị đành ngậm đắng nuốt cay làm thiếp của kẻ đã giết chính chồng mình. Chờ khi Vũ Văn Hóa Cập bị Đậu Kiến Đức giết, Tiêu Thị lập tức sà vào vòng tay của Đậu Kiến Đức. Người đời sau cho rằng hai người này đều là họa thủy.

Trong đó kẻ gây tai hại lớn nhất được cho là Hạ Cơ, bởi vì những người phụ nữ khác ít nhiều gì đều bị ép buộc điều đó là bất đắc dĩ, chỉ có Hạ Cơ bản tính vốn dĩ là vậy, trời sinh cô thích làm hồng nhan họa thủy!

Đến đây đã kết thúc chủ đề họa quốc yêu hậu. Tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hậu duệ của hoàng tộc – công chúa. Con gái của hoàng đế tại sao gọi là công chúa? Theo ghi chép trong Xuân Thu Công Dương Truyện, bắt đầu từ thời Tây Chu, con gái của thiên tử được gọi là công chúa.

Vì thời đó hoàng đế thích gả con gái mình cho chư hầu. Trước ngày kết hôn, chư hầu sẽ mời bậc trưởng bối có địa vị cao nhất cùng họ đến làm chủ hôn. Mà người làm chủ hôn cho chư hầu là người có tước vị cao nhất là công. Con gái hoàng đế do công hầu làm chủ hôn, vì vậy gọi là công chúa.

Tuy nhiên con gái của hoàng đế cũng có nhiều cách gọi, phổ biến thường gọi là công chúa. Nhưng chú ý rằng, trước triều đại nhà Hán, công chúa không chỉ là cách gọi con gái của hoàng đế và con gái của các chư hầu cũng được gọi như vậy.

Đến triều nhà Hán, với sự củng cố quyền lực của triều đình, công chúa mới trở thành cách gọi chỉ dành cho con gái của hoàng đế. Tùy vào từng triều đại mà có cách gọi khác nhau.

Ví dụ như triều nhà Hán, em gái của hoàng đế được gọi là “trưởng công chúa”, cách xưng hô này càng thể hiện sự tôn kính hơn. Hay triều nhà Tống, con gái của người có công lớn trong khai quốc Triệu Phổ, dù không phải là con gái của hoàng đế nhưng cũng được phong làm quận chúa. Đến thời Huy Tông, con gái của hoàng đế được gọi là Đế Cơ.

 

Leave a Reply