Menu
in

Cuộc sống trong lâu đài thời xưa không mơ mộng, cổ tích như người đời vẫn tưởng

Bạn đã từng xem các bộ phim điện ảnh và choáng ngợp với sự xa hoa, phú quý của cuộc sống trong lâu đài cổ xưa nhưng đừng để bị lừa vì đời thực thì khác xa với tưởng tượng. Dưới đây là loạt khi sống trong những lâu đài tráng lệ.

Cung điện thường bốc mùi hôi thối

, trừ tầng lớp quý tộc còn lại mọi người phải dùng nhà vệ sinh chung và chất thải sẽ đổ vào cống thoát được xây quanh tường rồi dẫn chảy vào trong hào để thoát ra ngoài.

Những đường cống này thường bốc mùi hôi mỗi ngày do không được
lau chùi thường xuyên. Nguyên nhân là thời đó, nước ngọt được sử dụng tiết kiệm
chủ yếu phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, thế nên nhà vệ sinh, cống rãnh luôn
trong tình trạng hôi thối và “mùi hương” của chúng lan tỏa khắp nơi, tra tấn “lỗ
mũi” người xưa và phát sinh dịch bệnh khắp mọi nơi.

Vệ sinh cá nhân khó khăn đủ đường

Nhà vệ sinh của thời ấy là một chiếc dài có nhiều lỗ hổng, mọi người phải dùng chung trừ giới quý tộc có phòng riêng. Điều kinh khủng là nhà vệ sinh được “phơi bày” ngay giữa chốn đông người, không có tường hay cửa ngăn cách riêng giữa mỗi người. Mọi người sẽ được chiêm ngưỡng cách giải quyết vấn đề tế nhị của nhau.

Còn phòng tắm thì luôn lạnh và đầy gió, thiếu nước thế nên người xưa thường phải vất vả chuyển nước trong các thùng gỗ lớn trong phòng kín rồi tắm rửa.

Họ rửa mặt bằng nước tiểu vì cho rằng loại nước này có khả năng sát khuẩn tốt cho làn da, ngoài ra nước tiểu còn được dùng trộn với kiềm để giặt quần áo. Phụ nữ đến ngày “đèn đỏ” sẽ dùng giẻ lau cũ, rêu khô bện lại hoặc da động vật để làm băng vệ sinh.

Phòng ở rất lạnh, tối tăm và chật chội

Các tòa lâu đài cổ được thắp sáng rất ít, chủ yếu dựa vào ánh sáng mặt trời vì vậy mà không gian bên trong rất ẩm ướt, tối tăm. Bộ phận quý tộc sẽ có phòng riêng còn người hầu thường sử dụng chung phòng ốc, làm việc liên tục và ngủ nghỉ ở các hành lang, nhà bếp, mọi ngóc ngách trong lâu đài. Có rất nhiều, hàng trăm người phục vụ cho các lãnh chúa, chủ nhân nên phòng ở rất chật chội và thiếu sự riêng tư.

Bên cạnh đó, người Trung cổ phải chấp nhận sống chung với chuột, chúng có mặt khắp mọi nơi bên trong cung điện, sinh sản trong môi trường ẩm ướt và lạnh lẽo.

Tù nhân giam giữ trong ngục tối và thường bị tra tấn dã man

Những người vi phạm,có tội sẽ bị giam trong ngục tối phía dưới hầm của tòa lâu đài. Đó là khu vực tối tăm, tồi tệ nhất, .

Một nhà sử gia người Đức đã trình bày các cách thức tra tấn kinh dị ở thời Trung cổ. Trong đó có phương pháp hành hạ và thanh lọc tâm hồn phạm nhân, đó là nhét chuột vào cơ thể người để chúng gặm nhấm dần nội tạng tội nhân. Theo người xưa đây là cách để thanh tẩy thân thể đã phạm phải tội lỗi.

Cầu thang thiết kế theo kiểu xoắn ốc

Cầu thang trong các tòa lâu đài cổ có thiết kế theo kiểu xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ.

Loại cầu thang này được khi chúng vây hãm và chiếm được thành. Lúc lên cầu thang quân địch sẽ khó khăn trong việc vung kiếm vì phần lớn con người thuận tay phải; còn quân lính trong thành sẽ dễ dàng đi xuống cầu thang và cầm vũ khí chiến đấu.

Nhà bếp đỏ lửa mọi lúc

Vào nửa đầu thời Trung cổ, nhà bếp được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, thế nên hỏa hoạn thường hay xảy ra. Do vậy theo thời gian, nhà bếp làm bằng đá dần được thay thế để đảm bảo sự an toàn và giúp con người sưởi ấm.

Ở các tòa lâu đài nhà bếp luôn trong tình trạng đỏ lửa mọi
lúc để phục vụ nấu nướng các bữa tiệc thịnh soạn, chiếu sáng và làm lò sưởi giữ
ấm.

Tiệc tùng được tổ chức thường xuyên

Các thú vui bên trong cung điện đều ít ỏi và nhàm chán, nam giới sẽ ra ngoài săn bắn, tập luyện chiến đấu, nữ giới sẽ trò chuyện trong lúc thêu thùa, may vá. Hoạt động giải trí bên trong lâu đài chủ yếu là ca hát, nhảy múa sẽ được tổ chức tại các bữa tiệc.

Tiệc tùng được diễn ra thường xuyên nhằm giải trí và tăng cường các mối quan hệ trong tầng lớp thượng lưu. Các món ăn và rượu được bày ra rất thịnh soạn khiến người hầu phải làm việc rất vất vả, với họ tiệc tùng chính là cơn ác mộng khi phải tất bật chuẩn bị, dọn dẹp với một lượng lớn công việc mà không có thời gian để nghỉ ngơi.

Ăn uống không lành mạnh

Người Trung cổ sử dụng thực phẩm giàu chất béo và có hại cho sức khỏe như: thịt kém chất lượng với lượng mỡ cao, bánh mì, ngũ cốc; trái cây và rau quả rất khan hiếm trong chế độ ăn uống vì thường mất mùa, thiên tai.

Vì vậy mà tuổi thọ của người dân Trung cổ rất thấp so với
ngày nay, theo nghiên cứu tuổi thọ trung của nam giới ở phương Tây vào thế kỷ
13 là khoảng 31 tuổi.

Chữa bệnh bằng niềm tin

Việc chẩn đoán bệnh tật, chữa trị của con người thời ấy đều dựa trên sự mê tín và niềm tin vào tín ngưỡng, tâm linh. Thời Trung cổ việc thay máu được cho phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất, các thầy lang sẽ loại bỏ máu xấu có nhiễm bệnh bằng cách cho đĩa hút máu bệnh nhân đến khi nó no nê và tự rơi xuống.

. Như vào những năm thế kỷ 15, các bác sĩ Trung cổ tin rằng cách chống bệnh dịch hạch chính là mọi người phải giữ một chiếc bình có hơi rắm của mình và mang theo để hít nó khi tiếp xúc với người bệnh hay vào vùng có bệnh dịch.

Đọc thêm:

 

Leave a Reply