Menu
in

Đánh đập, cưỡng bức tập thể trong trại cải tạo thiếu niên – Vết nhơ của Hàn Quốc suốt 40 năm

Ba mươi năm trước, một viên cảnh sát đã tra tấn Choi Seung-woo khi phát hiện ra chàng thiếu niên 14 tuổi này đang ăn cắp một cái bánh mì.

Choi bị trói, dí thuốc là vào vùng kín và rồi bị đưa đến một nơi gọi là Huynh đệ gia – một trung tâm chăm sóc các trẻ em, người lớn lang thang ngoài đường do chính phủ thành lập. Nhưng một điều mà Choi và những người đang sống ở đây đều không biết, đó mới chỉ là bắt đầu cho trong cuộc đời họ.

Cảnh sinh hoạt bên trong Huynh đệ gia

Huynh đệ gia (Brothers Home) được chính phủ Hàn Quốc mở ra tại Busan, tỉnh Ulsan, vào thập niên 70 và hoạt động đến gần cuối thập niên 80 nhằm “dọn dẹp” các thành phần bất hảo tại Hàn Quốc để chuẩn bị cho Olympic Mùa hè khai mạc vào năm 1988 tại Seoul. Kế hoạch ban đầu của trung tâm này là cung cấp nơi ở và học tập trong một năm. Thế nhưng thực tế lại nghiệt ngã hơn nhiều.

Rất nhiều trong số những người bị đưa đến đây là trẻ mồ côi, người bán rong,..

Trong số những người từng sống tại Huynh đệ gia, chỉ có 10% là thực sự các đối tượng có tiền án, còn lại đều là những người bán hàng rong, trẻ em lang thang. Họ đều bị cảnh sát cưỡng ép đưa đến đây và tại ngôi nhà mới, họ thường xuyên bị đánh đập, lạm dụng.

Han Jongsun, một nạn nhân của Huynh đệ gia đến giờ vẫn không thể quên những năm tháng địa ngục khi sống tại đây: “Từ lúc mở mắt đến khi đi ngủ, sẽ luôn có người bị bạo hành. Nếu anh bị đánh hôm nay, thì hôm sau sẽ tiếp tục đến người khác.

“Chúng tôi bị bắt phải lên một nhà thờ trên núi mỗi tuần một lần. Trên đỉnh núi là một nghĩa trang kín sau nhà thờ, với hàng trăm ngôi mộ không tên được xây đắp một cách vội vàng”. Bản thân Han cũng từng tận mắt chứng kiến 4 người bạn khác của mình bị đánh đến chết.

Ngôi mộ của một nạn nhân không tên

Những người sống trong Huynh đệ gia không chỉ thường xuyên phải đối diện với nguy cơ bị đánh đập hay bạo hành tình dục, họ còn bị một cách tàn nhẫn.

Các điều tra của báo AP đã chỉ ra rằng, những vật phẩm được làm ra bởi người sống tại đây đã bị bán đến các nước châu Âu, Nhật Bản. Số tiền thu được từ hoạt động này đều chảy vào túi ban lãnh đạo Huynh đệ gia, còn những công nhân đã làm ra nó thì không nhận được chút gì.

Những người sống tại đây đều bị bóc lột sức lao động và phải sống trong điều kiện tồi tàn, khắc nghiệt

Đáng nói hơn, việc bạo hành, bóc lột này đã diễn ra trong một thời gian mà không hề có bất cứ sự can thiệp nào từ chính phủ. Người đứng đầu Huynh đệ gia, Park In-geun, là một nhà tài phiệt giàu thế lực.

Ông này từng được nhà nước ban tặng hai huân chương vì những đóng góp trong lĩnh vực hỗ trợ cộng đồng và có nhiều mối quan hệ với các quan chức cấp cao. Những viên chức quản lý cũng được chỉ đạo phải đã diễn ra tại đây để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trong thời gian trước thềm Thế vận hội.

Một nhân chứng chỉ lại dấu tích của một nghĩa trang tập thể cho các nạn nhân

Người đầu tiên biết được câu chuyện đáng sợ bên trong Huynh đệ gia là thanh tra Kim Yong-won. Kim kể lại “Trong một ngày đi săn, tôi nhìn thấy những đoàn người ăn vận rách rưới, làm việc ngoài trời trong sự giám sát của những tay bảo vệ có gậy dài. Tôi biết ngay lúc đấy, đó là một tội ác vô cùng nghiêm trọng nên đã tiến hành điều tra.”

Kim đã tự mình âm thầm điều tra Huynh đệ gia và phát hiện ra rằng, hàng ngàn người tại đây đã bị giam cầm, bóc lột và bạo hành. Thế nhưng, cấp trên của Kim lại luôn tìm cách ngăn cản cuộc điều tra và không ít lần gây khó dễ cho ông.

Cảnh những người tại Huynh đệ gia làm việc trong sự giám sát của quản ngục

Tôi bắt đầu tiến hành điều tra từ tối thứ Sáu và nhận được một lệnh bắt giữ vào thứ Hai. Thế nhưng, Thị trưởng Busan đã gọi cho tôi và nói: “Anh không thể bắt giữ Giám đốc Park, anh phải thả ngài ấy ra“. Tất nhiên, tôi đã từ chối yêu cầu đó, nhưng tất cả mới là khởi đầu cho những áp lực từ cấp trên

Bất chấp mọi khó khăn, Kim và 10 đồng sự của mình vẫn thành công trong việc thu thập nhiều ghi chép tài chính quan trọng, cáo buộc Park đã biển thủ hàng triệu won từ chính phủ. Đến đây, Park mới thực sự bị bắt giữ.

Tòa án Hàn Quốc sau đó đã tuyên án Park hai năm rưỡi tù giam do tội biển thủ, vi phạm luật xây dựng và quy hoạch đất trái phép. Huynh đệ gia sau đó đã bị đóng cửa vào năm 1988.

Chính phủ Hàn Quốc đã xin lỗi những nạn nhân của Huynh đệ gia, nhưng thế là chưa đủ

Cho đến nay, vẫn có hàng ngàn nạn nhân của cơ sở này phải chịu đựng các chấn thương sâu sắc cả về tinh thần và thể chất. Không ít trong số họ đã đứng lên đòi lại công lý. Han và nhiều nạn nhân muốn chính phủ phải thực hiện một cuộc điều tra công khai để phô bày sự thật này cho toàn bộ người dân biết.

Không ít nạn nhân của nơi này vẫn đang sống trong ám ảnh

Tuy vậy, yêu cầu này của họ đến nay vẫn chưa thể được thực hiện. Theo lời Bộ Nội vụ Hàn Quốc, “Rất khó để có thể điều tra những cáo buộc từ trước kia và phải có một hội đồng chuyên trách để thực hiện.” Dự luật cho phép tiến hành điều tra giờ vẫn đang bị kẹt lại ở Nghị viện do vấp phải phản ứng từ những chính trị gia đối lập.

Làm sao chúng tôi có thể quên được nỗi đau từ những trận đòn, các xác chết, sự bóc lột đến tận xương tủy hay nỗi sợ mà nới đó để lại cho chúng tôi. Nó sẽ ám ảnh tất cả đến chết…

Lee, một nạn nhân chia sẻ.

 

Leave a Reply