Menu
in

Furry là gì? Vì sao lại bị thiên hạ tẩy chay, ghét bỏ đến vậy?

Nếu bạn đã từng xem phim hoạt hình Zootopia hay Beastars, thấy những con vật có hành động, suy nghĩ cùng lối sống như loài người thì đó chính là Furry.

Furry là gì?

Khái niệm Furry được giải thích là những sinh vật hành động giống người nhưng mang đặc điểm và hình dạng giống thú, hiểu cách khác là động vật được nhân hóa. Furry đã xuất hiện từ xa xưa trong những câu chuyện, truyền thuyết do dân gian thêu dệt nên. Điển hình là trong tác phẩm Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên của nhà văn Lewis Carroll xuất hiện các nhân vật như thỏ trắng, sâu bướm…

Ở thế kỷ 20, khi nền công nghiệp điện ảnh, phim hoạt hình phát triển, các nhân vật Furry dần phổ biến và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần con người. Furry nở rộ, trở thành trào lưu văn hóa độc đáo với lượng người hâm mộ trải khắp thế giới. Họ tập trung lại thành một nhóm và được gọi là Furry Fandom.

Furry Fandom

Thuật ngữ Furry Fandom được sử dụng trong báo chí vào năm 1983 và trở thành tên gọi chính thức phổ biến trên phương tiện truyền thông vào thập niên 90. Tuy nhiên với người hâm mộ, nguồn gốc fandom đã có từ trước đó vào những năm 1960. 

Mỗi fandom có nguyên tắc và tổ chức riêng nhưng điểm chung là các Furry đều là thú nhân hóa đại diện cho bản thân, gọi là Thú Cách, tiếng Anh là Fursona, ghép giữa hai cụm từ Furry (động vật) và Personality (nhân cách). Đồng phục của thành viên Furry là bộ đồ lông thú được làm gia công rất chi tiết, cầu kỳ với giá thành đắt đỏ, có thể tốn từ 200 USD (khoảng hơn 4,6 triệu VNĐ) trở lên. Các bộ lông thú thường được làm từ sợi nhân tạo.

Các từ riêng thường dùng trong Furry Fandom là:

  • Popufur: tên gọi Furry nổi tiếng.
  • Yiff: quan hệ tình dục.
  • Greymuzzle (Mõm Xám): tên gọi thành viên lâu năm hoặc nhiều tuổi trong fandom.
  • Fursona (Thú Cách): nhân cách riêng của mỗi Furry.
  • Murrsuit: bộ đồ lông thú được thiết kế để dùng cho quan hệ tình dục.
  • Fursuit: bộ đồ lông thú được thiết kế mang hình dáng Furry.
  • Furry Art: tranh về chủ đề Furry, thường được vẽ rất cầu kỳ mang tính nghệ thuật và được truyền bá chủ yếu trên Internet.

Hằng năm, các fan sẽ tụ họp tại hội nghị gọi là Furry Convention, gọi tắt là Furcon tổ chức khắp nơi trên thế giới để các Furry kết nối, làm quen và trao đổi về sở thích, niềm đam mê của mình. Tại hội nghị, các Furry sẽ mặc bộ đồ thú theo phong cách riêng, thống kê chỉ ra rằng có 15% Furry sở hữu đồ lông thú. Họ gặp gỡ giao lưu với những người có chung sở thích, tham gia các hoạt động chủ yếu tại Furcon: trò chuyện, kết bạn, mua bán hàng hóa, sản phẩm thủ công, phụ kiện, tranh vẽ, phim ảnh, truyện tranh liên quan đến nhân vật Furry.

Furcon đầu tiên được tổ chức là Con Furence tại Costa Mesa, Hoa Kỳ kéo dài từ 1989 – 2003. Các Furcon nổi tiếng khác được chú ý là: Kemoket và Furry Meeting of Japan ở Nhật Bản, Fursquare và Morph parade tại Thái Lan, Furripinas ở Philippines, Anthrocon ở Mỹ…

Điểm đặc biệt là cộng đồng Furry Fandom chủ yếu là nam giới, chiếm 80% số người tham gia.

Sự hiểu lầm và làn sóng tẩy chay Furry

Furry là một trào lưu văn hóa của những người yêu thích, sưu tầm về các nhân vật thú được nhân hóa. Các Furry Fandom hoạt động, phát triển tính nghệ thuật thông qua Furry Art, fanfic (truyện do fan sáng tác) có nội dung chất lượng và tổ chức các quỹ từ thiện, giúp đỡ cộng đồng. 

Tuy nhiên Furry lại bị tẩy chay vì những sự việc tiêu cực, biến thái và bệnh hoạn làm sai lệch đi ý nghĩa tốt đẹp thực sự mà Furry Fandom đã xây dựng nên. Furry bị ghét, chỉ trích vì những lý do sau:

Theo quan niệm văn hóa ở một số nước phương Tây, Furry được cho là sản phẩm của Satan tạo ra, vì hiện thân của quỷ Satan là Baphomet mang hình dáng mình người đầu dê. Vì vậy Furry gắn liền với nhục dục và tội ác, sai lầm của con người – những thứ mà ai cũng muốn bài trừ.

Vào những năm 1990, trên mạng xã hội đã nổ ra cuộc thảo luận về sự khác biệt giữa fan của Funny Animal và Furry. Người ta cho rằng Funny Animal nghĩa là con vật ngộ nghĩnh, có tạo hình giống người, đặc tính vui nhộn, đáng yêu như chuột Mickey, vịt Donal… còn Furry chính là thú nhân hóa có xu hướng “người lớn” với những vấn đề liên quan đến tình dục, văn hóa đồi trụy.

Những hình vẽ khiêu dâm với chủ đề động vật, bên cạnh đó nhiều thành viên trong Furry Fandom thuộc cộng đồng LGBT nên bị hiểu lầm và cho rằng họ là tập hợp fan có ham muốn tình dục lệch lạc với động vật. Do đó Furry bị mang tiếng xấu, trở thành một trào lưu không được chấp nhận, cấm kỵ trong đời sống văn hóa.

Furry từ đó mà bị giới hạn và ném đá dữ dội, trên mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm được lập nên để tẩy chay, chế giễu Furry. Đặc biệt là ở phương Đông, Furry không phát triển như ở châu Âu hay Mỹ, chỉ có Nhật Bản là nơi phổ biến Furry nhất tại châu Á thông qua anime và manga nên khi cư dân mạng tìm kiếm về Furry sẽ dễ dàng thấy Yiff, một thể loại Furry 18+ liên quan đến quan hệ tình dục, từ đó mà có cái nhìn ác cảm và kỳ thị.

Furry cũng giống như muôn vàn vấn đề khác của xã hội, luôn tồn tại hai mặt tốt xấu, đó là một trào lưu văn hóa nhưng những hình ảnh, câu chuyện tiêu cực đã vô tình làm biến dạng, méo mó về bản chất thực sự của Furry. Vì vậy Furry Fandom đã và đang phát động các việc làm tốt đẹp, cho mọi người thấy rằng Furry đơn giản chỉ là sở thích của con người để những người hâm mộ được chia sẻ, kết nối và lan tỏa niềm đam mê đó.

Đọc thêm:

 

Leave a Reply