Mới đây, truyền thông cho hay chính quyền địa phương thành phố Jeon Ju đã hỗ trợ kinh phí lên đến 90 triệu won (xấp xỉ 1 tỷ 800 triệu VNĐ) hàng năm cho hoàng tôn (con cháu của hoàng thất), những người làm nội dung diễn giải lịch sử tại làng Hanok. Trước số tiền trợ cấp quá lớn từ chính quyền cho hoàng tôn, dư luận bắt đầu có những chỉ trích về việc dành quá nhiều đặc ân cho những cá nhân này.
Từ 2010, người đứng đầu tổ chức văn hóa hoàng thất thành phố Jeon Ju đã giao phó dự án “Trải nghiệm văn hóa truyền thống cùng với hoàng tôn” cho Lee Seok, người con trai thứ 10 của Yi Kang, Hoàng tử Ui Hwa, vốn là con trai thứ năm của Hoàng đế Go Jong.
Theo bản kế hoạch thực hiện dự án “Trải nghiệm văn hóa truyền thống cùng với hoàng tôn” và chi phí kinh doanh dự tính, thành phố Jeon Ju đã lập ngân sách 70 triệu won (tương đương 1 tỷ 400 triệu VNĐ) cho các chi phí hoạt động như chi phí mua vật phẩm, phí đào tạo cho danh sỹ, phí quảng bá, phí in ấn giáo trình cho giám đốc Lee.
Đặc biệt, với chi phí giảng dạy 1 hội quán của giám đốc Lee là 1 triệu won, thành phố Jeon Ju phải chi trả tổng cộng 36 triệu won (tương đương 720 triệu VNĐ) trong một năm cho phí “hoạt động trò chuyện giao lưu về lịch sử”. Đồng thời còn phải trả thêm 20 triệu won (tương đương 400 triệu VNĐ) đút lót phí “giảng dạy của danh sỹ” cho giám đốc Lee.
Trong điều lệ quản lý chi phí hỗ trợ địa phương thành phố Jeonju”, việc có hay không chỉ định của nhà nước, quy định của pháp luật về việc chi trả chi phí giảng dạy cả triệu won mỗi một hội quán cho vị giám đốc Lee này, cơ sở chi tiêu khác theo điều lệ khác đều không rõ ràng, minh bạch.
Do đó, đã có những chỉ trích cho rằng cơ sở pháp lý để hỗ trợ kinh phí dự tính ban đầu cho số tiền 70 triệu won là không đáng tin cậy.
Thêm nữa, thành phố Jeon Ju còn dự trù ra mức kinh phí 20 triệu won rồi cấp cho tổ chức văn hóa Jeon Ju chi phí tham gia nghiệp vụ và chi phí dịch vụ công cộng (điện, nước, ga). Còn giám đốc Lee thì đang dừng chân nghỉ lại Seung Gwang Jae và Sam Do Heon miễn phí. Trong khi Seung Gwang Jae là cái nôi của triều đại Joseon, hiện tại là một nhà Hanok và tiền thuê nhà 110,000 won vào cuối tuần, 70,000 won vào ngày thường. Lợi nhuận có được từ Seung Gwang Jae và Sam Do Heon đều chuyển cho tổ chức văn hóa Jeon Ju
Trước những chỉ trích cho rằng việc lựa chọn và hỗ trợ chi phí giảng dạy là thiếu căn cứ pháp lý, thành phố Jeon Ju đã trả lời rằng mình đã áp dụng điều lệ một cách bao quát chứ không làm càn.
Đại diện thành phố Jeon Ju chia sẻ: “Về mặt kinh doanh, dự án ‘ truyền thống cùng với hoàng tôn’ phải được nhìn nhận như là một hoạt động văn hóa về làng Hanok và có thể áp dụng một cách bao quát những điều lệ liên quan đến chấn hưng văn hóa nghệ thuật. Chúng tôi sẽ tiến hành quản lý, giám sát và rà soát một cách triệt để mô hình kinh doanh này diễn ra thuận lợi và có hiệu quả”.
Nghị sĩ Seo Nan Yi của thành phố Jeonju cho hay: “Chúng tôi không thể nào đề ra tiêu chuẩn phù hợp với chi phí giảng giạy hay phí nhân công và vì dự án đã được ủy quyền nên cũng không chọn lựa chi phí nhân công được. Chúng tôi chỉ có thể xem xét những đặc quyền cá nhân mà thôi. Cũng đã lập ra điều lệ ‘Gia đình nghệ nhân danh tiếng’ rồi mới trợ cấp 10 triệu won. Nếu chỉ vì lý do là hoàng thất, không điều lệ gì mà trợ cấp dựa trên luật thì không được. Vả lại, trong hội đồng thành phố Jeon Ju cũng đã chỉ ra những vấn đề việc sử dụng không gian Seung Gwang Jae rồi. Không hề có động thái bảo vệ luật hay những nguyên tắc gì cả”.
Ông cũng chia sẻ thêm rằng: “Tuy tôi đồng ý rằng cần phải trợ cấp nhưng có những bất cập trong phương án điều hành lượng công việc khổng lồ và quản lý hay việc đệ trình quyết toán. Nếu như thành phố Jeon Ju đưa vào quy trình trang hoàng cảnh quan đô thi rồi tuyển chọn các chuyên gia, đối xử trọng vọng với những hoàng tôn cuối cùng, hỗ trợ cho các chuyên gia theo điều lệ, và tận dụng thông tin có được thì chúng tôi sẽ chuẩn bị các quy định liên quan và hy vọng sẽ hỗ trợ được chi phí tổ chức quản lý, chi phí nhân công” .
Trước thông tin này, dư luận đã xuất những về việc trợ cấp 90 triệu won một năm cho những “hoàng tôn cuối cùng”. Có người cho rằng rõ ràng đây là “đặc ân thái quá”, cũng có người cảm thấy “không có vấn đề gì”.
Những người trẻ tuổi cho rằng:
“Đây thậm chí còn không phải là một phân biệt giai cấp, nếu chỉ vì lý do là hoàng tôn mà chính quyền địa phương trợ cấp thì rõ ràng là đặc ân thái quá cho cá nhân rồi”.
Trong khi những người trung niên thì lại bày tỏ quan điểm:
“Tôi thấy chẳng có vấn đề gì cả. Việc chính phủ hay chính quyền địa phương đứng ra làm vậy vì để củng cố giá trị cốt lõi của làng Hanok, mặt khác đối xử trọng vọng với hoàng tôn, những người đã phải chịu cảnh sống không có trợ cấp hay việc làm phù hợp là điều hoàn toàn thích đáng” .