Thế kỷ IV TCN, chìm trong thời kỳ chiến tranh, hỗn loạn giữa các thành bang. Lúc bấy giờ, Sparta nổi lên với lực lượng vũ trang hùng mạnh khiến ai cũng phải dè chừng, khiếp sợ. Sau cuộc chiến Peloponnesus, Sparta cùng các đồng minh đã chiếm được Athens và tiến đến tấn công Thebes trong trận Leuctra vào năm 371 TCN.
Tại trận đánh Leuctra, Sparta với quân số áp đảo, danh tiếng lẫy lừng đã bất ngờ bại trận trước Thebes của Epaminondas. Thebes dành chiến thắng vẻ vang nhờ chiến thuật tài tình và bí mật quân sự với đội thần binh dũng mãnh gồm 300 người lính được chọn lọc, có điểm chung họ là 150 nam, được sắp xếp chiến đấu cùng nhau, giết kẻ thù để làm chiến lợi phẩm tặng bạn tình từ đó mà sức mạnh được tăng lên.
Quan niệm về LGBT của người Hy Lạp cổ
Ngày nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển, hiện đại thì đề tài vẫn còn gây nên tranh cãi và bị cấm kỵ tại nhiều nước trên thế giới thế nhưng Hy Lạp thời kỳ cổ đại lại rất khác. Cái thời xa xưa mà con người vẫn đang bị đàn áp bởi giai cấp, định kiến tư tưởng cổ hủ thì người Hy Lạp cổ lại khác cởi mở và chấp nhận về .
Một người đàn ông có thể quan hệ với phụ nữ và nam giới mà không phải chịu sự kỳ thị, địa vị xã hội sẽ quyết định vị trí thụ động hay chủ động trong mối quan hệ đó. Đàn ông ở tuổi trưởng thành, tự do và thuộc tầng quý tộc sẽ được tự do chủ động tìm kiếm và yêu đương bạn tình cùng giới. Còn vị trí thụ động dành cho những người thuộc tầng lớp thấp kém như nô lệ. Các mối quan hệ đồng tính được coi như lợi ích xã hội, đặc biệt là trong quân sự.
Chiến binh được tuyển chọn thường được xếp chiến đấu bên cạnh nhau là những người cùng bộ tộc, chung dòng họ, gia đình, bạn bè và các cặp tình nhân với mục đích là gia tăng tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau để tạo nên sức mạnh chiến đấu kiên cường.
Đặc biệt để gia tăng lợi thế trong giao chiến, các cặp tình nhân nam được sắp xếp thành một nhóm quân riêng, với đặc tính của tình yêu là nguyện thề sống chết, sách cát bên nhau, không muốn bị xấu hổ trước ánh mắt của người tình nên các chiến binh luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ và hy sinh vì nửa kia. Từ đó mà bất khả chiến bại của thành Thebes được hình thành.
Đội quân đồng tính với những chiến
tích làm nên lịch sử hào hùng
Những tư liệu về đội quân đồng tính Thebes được ghi chép từ năm 378 TCN, người Hy Lạp cổ cho rằng đứa vua Gorgidas đã lựa chọn các cặp đôi đồng tính gồm một người đàn ông trưởng thành và một thiếu niên. Thời kỳ ấy, đa số các mối quan hệ đồng giới thường là nam giới lớn tuổi có bạn tình là những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn.
Các chiến binh được gọi vào quân ngũ lúc 20-21 tuổi và
ra quân lúc đã hơn 30 tuổi. Các cặp đôi sẽ thề nguyền hiến dâng thân mình cho bạn
tình tại lăng mộ của lolaus, nơi tưởng niệm những đôi tình nhân đồng tính nam
anh hùng đã hy sinh.
Năm 375 TCN, đội quân đồng tính có chiến thắng đầu tiên tại trận Tegyra, mặc dù lâm vào tình thế khó khăn nhưng dưới sự chỉ huy của Pelopidas họ đã vượt qua và đánh bại kẻ địch Sparta đông hơn nhiều.
Năm 371 TCN, họ đã có một chiến thắng vẻ vang làm nên lịch sử khi khiến cho quân đội Sparta vĩ đại phải chấp nhận thua cuộc. Trong thời kỳ đó, Sparta sở hữu lực lượng quân đội hùng mạnh nhất Hy Lạp, bành trướng, tranh quyền bá chủ và tiến đến cách đồng Leuctra, gần thành Thebes, vùng Boeotia để đánh chiếm theo kế hoạch. Trước tình hình đó, quân Thebes đã bày binh bố trận sẵn sàng đối phó với Sparta.
Quân Sparta có lực lượng với 11.000 người đông gấp rưỡi quân Thebes chỉ có 7.000 người. Vua Cleombrotus chỉ huy đội hình tác chiến phalanx với 12 hàng ngang phía sau, binh lính thiện chiến nhất sẽ tập trung vào cánh phải để tạo mũi đột kích đánh vào cánh trái của đối phương. Phía bên kia chiến tuyến, tướng Epaminondas đã dùng : cánh phải kiềm chế đối phương và cách trái sẽ tiêu diệt quân chủ lực Sparta, sau đó dùng toàn lực tấn công để kết thúc trận chiến.
Đội thần binh gồm 300 người lính đồng tính do tướng Pelopidas lãnh đạo nhận nhiệm vụ đối đầu với cánh phải của Sparta. Vua Cleombrotus nhận thấy quân của Thebes quá yếu khi tung 300 người ra phòng thủ nên đã tung hàng loạt bộ binh hiếu chiến tiến đánh nhưng đội hình nhỏ bé đó của Thebes lại vững chắc và ngoan cường đến cùng. Họ phòng thủ, giữ vững đội hình chắc chắn và tiêu diệt khoảng 1.000 binh sĩ Sparta trong đó có vua Cleombrotus đã bị trọng thương. Sau đó, quân Sparta phải rút lui, tháo chạy trong nhục nhã, đế chế quân phiệt đã thất bại rồi dần suy tàn.
Thebes lên nắm quyền lãnh đạo Hy Lạp trong suốt một thập niên tiếp theo. Đội quân đồng tính nam 300 người đã lập nên những chiến công vẻ vang, khuấy đảo chiến trường Hy Lạp cổ đại suốt 50 năm cho đến khi bị Alexander, hoàng tử xứ Macedonia 16 tuổi dẫn quân vào thành Thebes đánh bại.
Theo ghi chép của Plutarch (46-120), đó là vào năm 338 TCN, Alexander đã chứng minh tài năng quân sự của mình khi lãnh đạo một đội quân chống lại đội thần binh thành Thebes trong trận Chaeronea. Sau trận chiến, Thebes đã thất thủ, xác người chất thành đống, vua Philippos II vùng Macedonia khi đi thị sát hiện trường đã xúc động nhìn thấy hình ảnh 300 người lính ngã xuống, nằm cạnh nhau; khi biết đó là đội quân của những người đồng tính nam yêu nhau ông đã khóc vì sự hy sinh cao cả và tình cảm gắn bó của họ. Cuối cùng vì bảo vệ quê hương và tình yêu mà họ đã phải chịu một kết cục thảm khốc.
Mộ phần của đội thần binh Thebes
Vào năm 1818, một vị khách du lịch người Anh đã đi qua ngôi làng Chaeronea, ở Boeotia, Hy Lạp và vấp phải một hòn đá lớn, khi đào nó lên người này phát hiện dưới lòng đất có chôn một bức tượng sư tử đá. Nhiều người tin rằng, bức tượng này được tạc để tưởng niệm 300 chiến binh đồng tính đã hy sinh trong trận Chaeronea.
Sau đó, một cuộc khai quật quy mô quanh khu vực tìm thấy tượng sư tử đá đã diễn ra, giới khảo cổ đã tìm thấy 254 bộ xương người nằm rải rác ở các địa điểm khác nhau. Điều này càng khiến mọi người tin rằng địa điểm này chính là mộ phần chôn cất các chiến binh Thebes.
Câu chuyện về đội quân đồng tính Thebes đã đi vào và truyền thuyết, được ca ngợi về sự dũng cảm và tình yêu đồng tính đẹp đẽ, cao cả. Những người đàn ông Hy Lạp cổ đại đã thể hiện tình yêu son sắt, thủy chung của mình dành cho người tình đồng giới bằng lời thề và tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất cho đến hơi thở cuối cùng.