Bức tranh làm nên tên tuổi của họa sĩ Eugene Delacroix – Liberty Leading the People (Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân) – hiện đang được treo ở một vị trí trang trọng trong Bảo tàng Louvre của Paris. Lấy cảm hứng từ Cuộc nổi dậy Paris năm 1830, bức tranh được coi là hiện thân của dân tộc Pháp. Và độc đáo thay, chất liệu để vẽ Liberty Leading the People cũng chính là… con người.
Từ ít nhất cuối thế kỷ XVI đến khoảng đầu những năm 1900, một loại màu vẽ được làm từ những mảnh hay vụn đã xuất hiện trên bảng vẽ của các họa sĩ châu Âu, trong đó có Eugene Delacroix. Các họa sĩ đánh giá cao “màu nâu xác ướp” vì sắc đậm và lên màu rõ nét. Và cứ thế, vô số sau khi chết đi đã vô tình hòa thân xác mình vào những tác phẩm nghệ thuật, được lưu giữ tại các phòng trưng bày và bảo tàng trên khắp thế giới.
Xác ướp dùng để chữa bệnh và tiêu khiển
Trào lưu dùng xác ướp làm màu vẽ có thể xuất phát từ một mục đích kỳ lạ hơn, đó là làm thuốc. Từ đầu thời kỳ Trung Cổ, người châu Âu đã ăn và sử dụng các chế phẩm của xác ướp để chữa nhiều căn bệnh, từ động kinh đến bệnh dạ dày. Không rõ liệu xác ướp Ai Cập được đánh giá cao vì lầm tưởng rằng chúng chứa bitum (một chất hữu cơ dính, cũng được cho là có giá trị y học, là mumiya), hay liệu người châu Âu tin rằng những phần cơ thể của xác ướp còn sót lại có chứa sức mạnh của thế giới khác.
Điều rõ ràng đối với các nhà nghiên cứu là bột màu nghệ sĩ ban đầu có nguồn gốc từ thuốc vào thời điểm đó và thường được bán cùng với chúng trong các tiệm thuốc ở châu Âu. Và cũng giống như việc xác ướp đang dần được biết đến rộng rãi với công dụng như một phương thuốc chữa bệnh, cuộc xâm lược Ai Cập của Napoléon vào cuối thế kỷ 18 đã khơi nguồn cho trào lưu Egyptomania phát triển mạnh mẽ trên khắp lục địa này.
Khách du lịch mang cả những cái xác ướp nguyên vẹn về nhà để
trưng bày trong phòng khách và vào thời đó, những bữa tiệc mổ xẻ xác ướp trở
nên vô cùng phổ biến. Bất chấp lệnh cấm di dời chúng, xác ướp của cả người và động
vật vẫn được thuyền chở từ Ai Cập về để làm nhiên liệu cho động cơ hơi nước,
phân bón cây trồng và làm họa cụ.
Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XX, nguồn cung xác ướp chất lượng để làm màu vẽ dường như đã cạn kiệt. Một bài viết trên mục quảng cáo của tờ Daily Mail năm 1904 yêu cầu một xác ướp “với mức giá phù hợp” và nói thêm: “Chắc chắn xác ướp 2.000 năm tuổi của một vị vua Ai Cập có thể sẽ được sử dụng để tô điểm cho bức bích họa quý giá ở Westminster Hall… mà không phạm đến hồn ma của những quý ông đã khuất hoặc con cháu của họ.”
Các họa sĩ có biết sự thật về thành phần của màu nâu xác ướp
không?
Mặc dù phổ biến là vậy, nhiều họa sĩ không hề hay biết màu nâu xác ướp là một chất màu thật sự được tạo ra từ xác ướp. “Họ không bao giờ nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra,” Gary Bowles, người đại diện của C Roberson and Co cho biết. Trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Roberson từng là một trong những “nhà tạo màu” ưu việt nhất nhì châu Âu, chuyên cung cấp sơn và bột màu cho mọi đối tượng yêu hội họa. Từ các nghệ sĩ của Phòng trưng bày Hoàng gia của Vương quốc Anh cho đến những họa sĩ nghiệp dư như Winston Churchill.
Một giai thoại kỳ lạ về màu nâu xác ướp này kể về câu chuyện của nhà văn Rudyard Kipling với 2 họa sĩ thời tiền Raphaelite là Edward Burne Jones, chú của Kipling, và Lawrence Alma Tadema. Sau khi Alma Tadema tiết lộ cho đồng nghiệp rằng màu nâu xác ướp thực sự được làm từ xác ướp, Burne Jones vô cùng kinh hoàng và lấy tuýp đựng màu nâu xác ướp của mình từ xưởng vẽ rồi đem chôn ở ngoài sân. “Anh ấy xuống nhà với tuýp màu ‘Mummy Brown’ trên tay, nói rằng nó được làm từ thi hài của các Pharaoh đã khuất và chúng tôi phải chôn cất nó cho đúng cách.” Kipling nhớ lại.
“Alma Tadema là một khách hàng quan trọng của Roberson vào thời điểm họ đang thực hiện quá trình xay vụn xác ướp, có thể anh ta đã thấy được quá trình làm ra ‘Mummy Brown’”. Sally Woodcock, nhà bảo tồn tranh và nhà nghiên cứu tại Kho Lưu trữ Roberson thuộc Bảo tàng Fitzwilliam của Đại học Cambridge, cho biết. Ông cũng nói thêm rằng có nhiều họa sĩ thời tiền Raphaelite, như Alma Tadema, đã mua màu nâu xác ướp từ Roberson để vẽ quang cảnh Ai Cập. “Sẽ khá là thú vị khi những họa sĩ đó biết rằng mình dùng chính xác ướp để vẽ xác ướp.”
Vì sao màu nâu xác ướp mãi là một ẩn số?
Mặc dù biết rằng màu nâu xác ướp là một chất màu vẽ được bày
bán bởi các cửa hàng và tìm mua bởi các họa sĩ, nhưng việc xác định bức tranh cụ
thể nào đã sử dụng chất màu này là rất khó – hầu như không thể, ngay cả khi sử
dụng phương pháp khối phổ.
Công thức để làm ra màu nâu xác ướp cũng vô cùng đa dạng, một số công thức đòi hỏi sử dụng toàn bộ phần cơ thể, nhưng một số khác chỉ cần dùng “phần cơ tốt nhất”. Ngoài ra, đã thay đổi qua nhiều thế kỷ, các loại nhựa, dầu và thực vật khác nhau được sử dụng vào các thời điểm khác nhau – Alan Phenix, nhà khoa học và người dẫn đầu Nghiên cứu Điều trị tại Viện Bảo tồn Getty, Mỹ cho biết.
“Những thứ thường được dùng để ướp và bọc xác chết, chẳng hạn như nhựa mastic, đều được các nghệ sĩ sử dụng làm vecni, dung môi hoặc chất phụ gia, vì vậy để nói rằng có dấu vết của màu nâu xác ướp trong một bức tranh nào đó là cực kỳ khó.” Barbara Berrie, trưởng bộ phận nghiên cứu khoa học tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Mỹ chia sẻ. “Các phân tử đặc trưng cho biết chất gì đó có nguồn gốc từ động vật có vú có thể sẽ xuất hiện với số lượng rất nhỏ.”
Mặc dù trào lưu sử dụng xác ướp của người Ai Cập để làm màu vẽ từ lâu đã không còn thịnh hành nhưng các nhà cung cấp họa cụ vẫn sản xuất và bán các tuýp màu vẽ đề tên “xác ướp”.
“Tôi chắc rằng mọi người sẽ không hiểu tại sao các tuýp màu đó lại có tên ‘xác ướp’, và rằng cái tên đó thực sự ám chỉ nguồn gốc ban đầu của chất tạo màu.” Berrie nhận xét. “Nhưng tôi không nghĩ ngày nay họ còn sử dụng xác ướp thật để làm màu vẽ nữa. Hy vọng là không!”