Trong thế giới động vật muôn vàn điều kì diệu thì cách sinh nở cũng là một điểm rất thú vị đặc trưng cho từng loài. Dưới đây Lạc sẽ kể cho bạn nghe về 10 ca sinh nở vô cùng độc đáo mà có thể bạn chưa từng nghe qua. Những điều này cũng cho thấy rằng những người cha và người mẹ trên Trái đất đều xứng đáng được tôn vinh vì những công sức của học đã bỏ ra để mang những đứa con đến thế giới này.
1. Chim Kiwi
Kiwi là một trong những loài chim kỳ lạ nhất được tìm thấy trên Trái đất cho đến nay. Chim đực và chim cái thường rất chung thủy với nhau, chúng gắn bó với nhau trọn đời. Một đặc điểm thú vị của loài này là về tỷ lệ giữa trọng lượng của trứng và cơ thể của con cái. Trung bình, một quả trứng kiwi nặng bằng 15% trọng lượng cơ thể của con cái, có khi còn có thể là 20%. Nhưng kỳ lạ ở chỗ con đực mới phải gánh vác trách nhiệm ấp trứng chứ không phải con cái. Và thật đáng tiếc là người bạn “lông lá” này đang trên bờ vực tuyệt chủng.
2. Thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một trong số ít loài động vật có vú có khả năng đẻ trứng. Sau thời gian mang thai khoảng 28 ngày, con cái đào hang và đặt đẻ trứng vào đó. Sau đó, chúng ấp trứng khoảng 10 ngày cho đến khi trứng nở. Thú mỏ vịt con bú sữa mẹ trong khoảng 3 hoặc 4 tháng trước khi rời hang để tìm kiếm thức ăn.
3. Hươu cao cổ
Sau 15 tháng “bầu bì” thì hươu cao cổ cái sẽ sinh con trong tư thế…đứng. Vì thế, những bé hươu sơ sinh ngay lúc lọt lòng sẽ phải chịu một cú rơi tự do ở độ cao khoảng 1,5 mét. Chỉ trong vòng nửa tiếng sau khi “đáp”, hươu non đã có thể đứng dậy, và sau khoảng 10 giờ, chúng sẽ có thể chạy lon ton cạnh mẹ mình.
4. Cá voi lưng gù
Một con cá voi lưng gù trưởng thành có thể dài từ 14,5 đến 19 mét và nặng trung bình khoảng 40 tấn. Thời gian mang thai của loài này là khoảng 11 tháng, và những con non có thể dài tới 4 mét và nặng tới 1,5 tấn. Ngay sau khi sinh, cá voi con đã biết bơi. Thú vị ở chỗ những “em bé to con” này được biết là sẽ phải cùng mẹ du ngoạn đoạn đường dài 3.000 dặm để tìm kiếm thức ăn chỉ 6 tuần sau khi chào đời.
5. Cóc tổ ong (Cóc Suriname)
Cóc Suriname (Pipa pipa) là một loài lưỡng cư với bề ngoài giống như chiếc lá, sống trong các khu rừng rậm ở Nam Mỹ. Để sinh sản, cóc đực đặt trứng đã thụ tinh trên lưng của con cái. Sau một thời gian, da của con cái sẽ phát triển xung quanh để che phủ những quả trứng này. Trứng sẽ phát triển trong vòng 4 tháng và nở ra với hình hài hoàn chỉnh ngay trên lưng con cái.
6. Cá ngựa
Cá ngựa là loài nổi tiếng chung thủy với tập quán một vợ một chồng. Loài động vật độc đáo này cũng là một trong số ít loài mà con đực chịu trách nhiệm ấp trứng. Trong quá trình giao phối, con cái “gửi” trứng vào một cái túi ở bụng và để con đực giữ. Sau đó, con đực thụ tinh và ấp trứng và sinh ra nhiều cá ngựa nhỏ. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy một con cá ngựa “mang thai”, thì đấy là một con cá ngựa đực đó.
7. Kangaroo
Ai cũng biết những con kangaroo cái luôn có một cái túi trên bụng, chiếc túi này được tạo thành bởi một nếp da. Công dụng của chiếc túi là để giúp những con cái hoàn thành quá trình sinh con của mình (con non gọi là joeys). Bé kangaroo sơ sinh dài khoảng 2,5 centimet nên chúng khá nhỏ và dễ bị tổn thương. Những bé joeys được nuôi bằng sữa mẹ trong những tháng đầu tiên. Khoảng tháng thứ tư, chúng chui ra khỏi túi để tập đi và ăn cỏ. Và khi tròn 10 tháng tuổi, những con non sẽ đủ cứng cáp để rời xa sự êm ái của chiếc túi này mãi mãi.
8. Cá hoàng đế (Cá rô phi/Cichilds)
Cichlid là một trong những họ cá có xương sống lớn nhất trên thế giới. Nhiều loài giữ trứng trong miệng để đảm bảo cơ hội sống sót cho con non cao hơn. Đó là lý do tại sao họ được gọi là “những kẻ ấp trứng bằng miệng”. Quá trình này diễn ra như sau: khi đến thời điểm giao phối, cá cái đẻ trứng và ngậm hết đám trứng này vào miệng. Sau đó, những con đực thụ tinh cho chúng và thời gian áp trứng kéo dài khoảng 7 ngày. Trong thời gian này, vì con cái có một chiếc miệng “đầy trứng” nên không thể tự ăn cho đến khi những con con được sinh ra.
9. Cá mèo cu gáy (Synodontis multiunctatus)
Cá mèo cuckoo (có tên khoa học là Synodontis Multiunctatus) là một loài ký sinh nuôi dưỡng. Chúng có khả năng giấu trứng lẫn vào đám trứng của những loài Cichlid mà ta vừa đề cập ở trên. Tất cả quá trình giấu diếm này xảy ra chỉ trong vài giây giữa lúc con Cichlid cái đẻ trứng và lúc nó cúi xuống để “ăn” chúng. Vì trứng của cá mèo cu gáy phát triển và nở nhanh hơn trứng cá rô phi (tối đa từ 2 đến 3 ngày), nên những con cá mèo cuckoo non thường ăn trứng cá rô phi chưa nở.
10. Cá nhám mang xếp
Loài cá này có thời gian mang thai cực “mòn mỏi”…tận 3 năm rưỡi! Không giống như các loài khác, loài này sinh con thay vì đẻ trứng. Cá nhám mang xếp (còn có tên khoa học là Chlamydoselachus anguineus) có từ 2 đến 15 con. Chúng nở ra từ các nang trứng bên trong tử cung của mẹ và ở đó cho đến 42 tháng mới được “chui” ra.