Ngày nay son môi được sản xuất với các thiết kế bắt mắt, chất liệu tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường, có tác dụng làm đẹp cho nhân loại. Tuy nhiên từ thời xa xưa, son môi phải trải qua một quá trình hình thành, phát triển đầy thăng trầm, nó đã từng bị “ghẻ lạnh” và bị gán với những .
Dưới đây là lịch sử của son môi khiến thiên hạ phải kinh ngạc khi biết về quá khứ nhuốm màu huyền bí đó.
Son môi được phát minh bởi đàn ông và phụ nữ người Sumer cổ đại
Khoảng từ năm 3500 TCN, son môi đã được người Sumer (Iraq cổ đại) tạo ra bằng cách trộn chì trắng với đá đỏ được nghiền vụn. Nữ hoàng Sumer Schub-ad được cho là người đầu tiên dùng son màu. Lúc ấy .
Thời Hy Lạp cổ đại chỉ có gái mại dâm mới dùng son
Vào năm 1000 TCN, ở Hy Lạp cổ đại chỉ có gái mại dâm mới tô son để phân biệt với hội chị em phụ nữ gia giáo, quyền quý.
Tuy nhiên đến năm 700 TCN, son môi được phụ nữ Hy Lạp sử dụng rộng rãi, không phân biệt địa vị với mục đích chính là để làm đẹp. Màu son được tạo ra từ các nguyên liệu rất lạ như: phân cá sấu, nhựa thông, đất hoàng thổ đỏ, rong biển, hoa và quả berry được nghiền nát.
Thời Ai Cập cổ đại son môi được gọi là “nụ hôn tử thần”
Người Ai Cập cổ đại chế biến son chủ yếu bằng đất hoàng thổ đỏ cùng các nguyên liệu thiên nhiên để tạo ra nhiều màu son khác nhau. Đặc biệt son môi màu tím đậm có chứa các chất độc hại như kim loại nặng như i ốt, mannite brom đã vô tình gây nên cái chết cho nhiều người do nhiễm độc khi tô son. Vì vậy mà loại son này được gọi là “”.
Đến thời Nữ hoàng Cleopatra, son môi trở nên an toàn hơn khi được làm bằng sáp ong trộn với bọ cánh cứng hoặc là kiến đã bị nghiền nát. Nữ hoàng dùng vảy cá để tạo độ bóng, mềm mượt cho làn môi.
Thời Nữ hoàng Elizabeth I son môi rất được ưa chuộng dù có độc
Ở thời Elizabeth I, khuôn mặt trắng bệch với đôi môi đỏ tươi là mốt trang điểm thịnh hành ở Anh. Bà hoàng Elizabeth I của Anh đã tin rằng thỏi son sẽ chữa bệnh và bảo vệ bà khỏi những tang ương bệnh tật, trớ trêu thay son môi bà dùng lại chứa thành phần gây hại như chì trắng khiến các độc tố thấm dần qua làn môi của bà.
Công thức tạo son của nữ hoàng gồm son, mủ cao su Ả Rập, lòng trắng trứng và sữa quả sung trộn lẫn vào nhau. Trong khi đó người dân lại dùng sáp ong và chất nhuộm đỏ từ thực vật để tạo thành son, thời đó phụ nữ giới quý tộc và diễn viên nam mới trang điểm bằng son môi. Bút chì kẻ viền môi cũng ra đời ở thời kỳ này với cách trộn thạch cao Paris cùng sắc tố đỏ rồi cuộn lại và phơi khô.
Vào thế kỉ 17 son môi bị cấm vì trang điểm là công việc của ma quỷ
Vào năm 1650, quốc hội Anh đã đưa ra điều luật quy định cấm phụ nữ trang điểm vì theo quan điểm tôn giáo việc tô son đánh phấn được cho hành động của ma quỷ. Son môi được cho là sự hiện diện của quỷ dữ vì có màu đỏ như máu, bất kể những ai vi phạm dùng son khi vào nhà thờ sẽ bị coi là phù thủy và thiêu sống cho đến chết.
Thời đó việc sử dụng mỹ phẩm công khai không được xã hội Anh chấp nhận và người dân cho rằng những người có địa vị thấp kém như diễn viên, gái mại dâm mới dùng son để quyến rũ đàn ông.
Thời Nữ hoàng Victoria son môi là “hàng cấm”
Phụ nữ Anh sống dưới triều đại Victoria phải dùng mỹ phẩm buôn lậu từ nước Pháp hoặc từ giấy kếp ẩm, ruy băng, cắn môi hay dùng rượu vang đỏ. Việc dùng son môi thời điểm này rất khó khăn do Nữ hoàng ban hành lệnh cấm trang điểm.
Thỏi son hiện đại đầu tiên có xuất xứ từ nước Pháp
Năm 1884, công ty mỹ phẩm Guerlain của Pháp đã sản xuất ra loại son hiện đại đầu tiên dành cho tầng lớp quý tộc. Thỏi son được bọc trong giấy lụa và làm từ mỡ hươu, dầu thầu dầu và sáp ong.
Đến năm 1890, việc trang điểm được tuyên bố là hợp pháp, son môi dần trở nên phổ biến và được sản xuất, quảng bá công khai khắp mọi nơi.
Thập niên 30, son môi được tuyên bố là “mỹ phẩm quan trọng nhất đối với phụ nữ”
Những năm 1930 chứng kiến một cột mốc quan trọng khác trong lịch sử son môi, đó là chuyên gia trang điểm cho các ngôi sao Hollywood – Max Factor đã phát minh ra son bóng. Lúc ban đầu, son bóng được tạo ra cho các diễn viên, minh tinh nhưng sau đó loại son này đã phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Thời kỳ này son môi trở thành . Năm 1933, tạp chí danh tiếng Vogue đã tuyên bố rằng son môi là “mỹ phẩm quan trọng nhất đối với phụ nữ”.
Tuy nhiên khi hầu hết các cô gái tin rằng son môi là biểu tượng của nữ giới thì rất nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người nhập cư tại Mỹ lại không chấp nhận các thiếu nữ tô son, họ quan niệm rằng son môi tượng trưng cho hoạt động tình dục của người lớn, cấm con gái ở tuổi vị thành niên sử dụng. Theo nghiên cứu vào năm 1937 tại Mỹ, có hơn 50% cô gái tuổi teen phải đấu tranh với bố mẹ để được tô son.
Trong Thế chiến 2 son môi là biểu tượng của lòng yêu nước
Màu son đỏ tươi được ưa chuộng trong Thế chiến 2 vì lý do đặc biệt là nhà độc tài Adolf Hitler được cho là ghét son môi đỏ. Do đó mà phụ nữ Mỹ tô son màu đỏ để thể hiện sự phản đối phát xít Đức và ủng hộ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của binh lính quê nhà.
Những năm thập niên 40, phụ nữ được làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, nghiên cứu khoa học; thế nên nhà hóa học hữu cơ bà Hazel Bishop đã tạo ra loại son lâu trôi bền màu đầu tiên. Loại son này được Raymond Specter quảng cáo và sản xuất, phát triển mạnh trên thị trường.
Khi chiến tranh kết thúc các hãng mỹ phẩm lớn như Maybelline, Revlon, CoverGirl đã bắt đầu thực hiện các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, quy mô lớn về son môi với các dòng sản phẩm khác nhau, đa dạng phong phú về mẫu mã, chất liệu.
Sự thăng trầm của màu son đỏ từ thập niên 50 cho đến ngày nay
Đỏ là màu sắc chủ đạo, màu chính của son môi, là . Thập niên 50 màu son đỏ trở nên thịnh hành tại Mỹ, người đẹp Marilyn Monroe rất nổi tiếng với đôi môi đỏ rực rỡ. Đến những năm 1960, vẻ đẹp tự nhiên, phóng khoáng được đề cao với xu hướng văn hóa hippies nở rộ khiến dòng son đỏ được cho là quá kiêu sa, gợi cảm nên dần trở nên lỗi mốt.
Thập niên 70 với sự hoạt động mạnh mẽ của các vũ trường tại Mỹ, màu đỏ lại trỗi dậy mạnh mẽ rồi lại bị suy tàn dần bởi sự cạnh tranh gay gắt của màu hồng vào thập niên 80 và tông màu nude, màu nâu vào những năm 1990.
Ngày nay màu son đỏ vẫn là một lựa chọn phổ biến và được biến tấu với nhiều sắc thái khác nhau. Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn thỏi son mình yêu thích với sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, thành phần chế biến.
Đọc thêm: