Trong cuộc sống không có điều gì là hoàn hảo, ngành khảo cổ
cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó của tạo hóa. Có những khám phá, công
trình khai quật nghiên cứu giúp con người hiểu biết hơn về cuộc sống, nền văn
minh của người xưa nhưng vẫn tồn tại các kết quả khảo cổ mắc sai lầm vì kết luận
có phần vội vàng, ngớ ngẩn.
Dưới đây là một số là một số công trình khảo cổ được xếp vào “danh sách đen” khiến nhân loại phải tranh cãi và nghi ngờ sự thật có đúng như giới chuyên gia đã công bố.
Dòng chữ Runamo
Runamo là một con đê thuộc Thụy Điển, nó có những đường nứt thẳng đứng kỳ lạ khiến giới khoa học tò mò khám phá trong hàng trăm năm. Vào thế kỷ 12, Saxo Grammaticus, người viết xử xứ Đan Mạch cho rằng những vết nứt chính là dòng chữ bí ẩn cổ xưa, vì vậy trong nhiều thế kỷ các nhà sử học đã cố gắng giải mã các vết nứt đó.
Đến năm những năm 1800, các đường nứt Runamo đã được giải mã
rằng đó chỉ là vết nứt tự nhiên, kết quả bào mòn theo thời gian không bản là
văn bản cổ đại được người xưa khắc trên đá. Ngày nay những dòng chữ Runamo vẫn
dấy lên nhiều tranh cãi gay gắt xung quanh việc nó là ngôn ngữ, ký hiệu ở thời
cổ đại hay đơn giản chỉ là đường nứt tự nhiên ở trên đá.
Hộp sọ người thợ săn
Neanderthal
Năm 1921, một hộp sọ người được phát hiện tại mỏ kẽm Zambia. Sau khi nghiên cứu, giới khoa học xác nhận hộp sọ thuộc niên đại Neanderthal Châu Phi khoảng gần 400 nghìn năm trước và được đặt tên là “người thợ săn Neanderthal”.
Điều đặc biệt là trên hộp sọ có xuất hiện hai lỗ tròn có đường kính tương đương nhau, các giáo sư cho rằng đây là dấu vết bị thương được gây ra bởi một loại đạn dược. Tuyên bố này khiến công chúng bàng hoàng vì ở thời kỳ đồ đá xa xưa lại tồn tại một vết thương do đạn bắn trên một cá thể người tối cổ.
Và theo nghiên cứu thực tế
xác định lỗ thủng đó là do nhiễm vi khuẩn, không phải vết thương do đạn gây ra.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều và lỗ đạn trên hộp sọ người thợ
săn Neanderthal vẫn khiến giới khảo cổ học đau đầu giải mã.
Thành phố cổ Great Zimbabwe
Thành phố Great Zimbabwe là thủ đô của Vương quốc Zimbabwe thời đồ sắt, từng là khu vực giao thương giàu có và lớn nhất khu vực châu Phi. Thành phố được bảo vệ bởi tường thành cao bao xung quanh, nó bị bỏ hoang vào năm 1450 khi các mỏ vàng đã bị khai thác cạn kiệt.
Thành phố cổ Great Zimbabwe từng được giới khảo cổ tuyên bố là di tích lịch sử của châu Âu. Năm 1871, Karl Mauch đã phát hiện ra tàn tích đá mà hiện nay được gọi là thành cổ Great Zimbabwe; ông cho rằng đây là di tích của thành phố vàng Ophir của vua Solomon. Đến thế kỷ 19, khi phong trào chống phân biệt chủng tộc bùng nổ, Karl Mauch cùng những người đồng quan niệm với ông đã bị chỉ trích dữ dội vì kết quả kết luận sai lầm này.
Theo nghiên cứu ngày nay, thành cổ Great Zimbabwe thực chất là công trình xây
dựng của người Shona trong khoảng thế kỷ 11.
Bản đồ Piri Reis
Piri Reis là tấm bản đồ được vẽ vào năm 1513 bởi Piri Reis, một đô đốc của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ; nó được Gustav Adolf Deissmann tìm thấy vào năm 1929. Tấm bản đồ được cho là một trong những bản sao, tái hiện lại bản đồ thất lạc của Christopher Columbus.
Điểm đặc biệt là bản đồ Piri Reis đã biên soạn các khu vực chưa được con người khám phá ra thời điểm ấy là vùng biển Nam Cực. Ghi chú trên bản đồ cho thấy rằng khu vực có khí hậu ấm áp tuy nhiên thực tế hiện tại châu Nam Cực bị bao phủ bởi băng giá.
Việc phát hiện ra tấm bản đồ Piri Reis đã khiến nhiều người ở thời điểm đó tin rằng Christopher Columbus đã khám phá ra châu Nam Cực. Tuy nhiên hiện
nay giới khoa học sau khi xác minh lại thì cho rằng bản đồ Piri Reis được tạo ra dựa trên trí
tưởng tượng và tin đồn của những thủy thủ về các vùng đất.
Tảng đá Kensington
Năm 1898, một tảng đá được cho là có khắc chữ cổ rune của người Bắc Âu đã được phát hiện bởi Olof Ohman tại thị trấn Kensington, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Kể từ đó các nhà khảo cổ học đã lao vào công cuộc nghiên cứu, phân tích, giải mã những chữ khắc trên tảng đá; nhiều người nhận định rằng chữ trên đá được người Viking khắc vào thế kỷ 14, bằng chứng lịch sử cho thấy tộc người Viking đã chinh phạt đến nước Mỹ.
Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu thì giới sử học gia lại kết luận khác, thực ra tảng đá Kensington có từ thế kỷ 19 và chữ khắc trên đá không khớp với hệ thống ký hiệu, ngôn ngữ rune của người Bắc Âu ở thế kỷ 14. Tảng đá Kensington được cho là một trò lừa đảo trong giới khảo cổ.
Người Nebraska
Năm 1922, báo chí nước Mỹ đưa tin về một phát hiện thú vị về “người Nebraska”, đó là vào năm 1917 người chủ trang trại Harold Cook đã tìm thấy hóa thạch là một chiếc răng được cho là của loài vượn người. Chiếc răng đó được giới khảo cổ thời ấy cho rằng loài người có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ.
Tuy nhiên sau đó, các cuộc phân tích mẫu vật
chỉ ra rằng chiếc răng đó là hóa thạch của một con lợn hoang dã xuất hiện ở thời kỳ Pleistocene (khoảng 2,6 triệu
năm trước).
Con đường Bimini
Con đường Bimini được phát hiện ngoài khơi quần đảo Bahamas vào năm 1968, nó gồm 700 mét đá vôi đặt thành một dãy dài nằm sâu dưới đại dương đã khiến giới khảo cổ tranh luận gay gắt. Nhiều người cho rằng nó là con đường nhân tạo có niên đại khoảng 10.000 đến 20.000 năm tuổi; là bằng chứng cho thấy các , thời tiền sử đã phát triển vượt bậc, tiên tiến.
Bimini được cho là con đường dẫn đến . Tuy nhiên nhiều chuyên gia đã bác bỏ giả thuyết này và cho rằng con đường Bimini có niên đại chỉ khoảng 5000 năm tuổi và được hình thành do tự nhiên.