Và dù bị hạn chế về mặt thời đại cũng như cách thể hiện tình cảm, việc theo đuổi idol của người xưa không khác chúng ta ngày nay là bao.
Sửa tên
mình theo tên thần tượng
Trên các trang mạng xã hội, việc lấy tên thần tượng đặt làm ID của mình đã không còn xa lạ, thậm chí nếu search tên một thần tượng bất kì, có thể ra hàng trăm, hàng ngàn account giống nhau.
Cổ nhân khi theo đuổi thần tượng cũng thế. Tư Mã Tương Như chính là ví dụ điển hình nhất, thậm chí có thể nói ông là fan cuồng phiên bản cổ đại. Nhắc tới Tư Mã Tương Như là nhắc tới câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa ông và Trác Văn Quân cùng khúc Phụng Cầu Hoàng định tình nổi tiếng của cả hai.
Nhưng hiếm ai biết được mối duyên mặn nồng giữa ông và thần tượng của mình. Tư Mã Tương Như tên thật là Khuyển Tử, bởi vì sùng bái Lận Tương Như – một danh sĩ của nước Triệu, nên đã sửa tên mình thành Tương Như:
“Tư Mã Tương Như, người Thành Đô, quận Thục, tự Trường Khanh. Từ nhỏ ham thích đọc sách, giỏi về kiếm thuật, tên cũ là Khuyển Tử, vì sùng bái Lận Tương Như, hâm mộ cung cách làm người của ông nên đổi tên thành Tư Mã Tương Như.”
Từ Khuyển Tử đổi thành Tương Như, nhờ theo đuổi thần tượng mà đổi được một cái tên đầy ý thơ và dễ nghe hơn tên cũ gấp cả trăm lần thế này, Tư Mã Tương Như cũng xem như đầu tư thành công rồi nhỉ?
Tìm kiếm đồ dùng tạo thành cheap moment với thần tượng
Idol ở xã hội hiện đại có thể nói là một trong yếu tố giúp các nhãn hàng tăng doanh số nhanh nhất. Bởi khi các idol quá xa xôi, khó có thể với tới, fan thường sẽ mua sắm những thứ liên quan tới idol để bù đắp nỗi tương tư.
Bất kể là quần áo, đồ trang điểm hay thiết bị công nghệ, chỉ cần idol từng dùng thì fan sẽ mạnh tay chi tiền để mua. Nắm bắt tâm lý của fan, các nhãn hàng liên tục cho ra những sản phẩm có bao bì với hàng chữ nổi bật “sản phẩm được XXX khuyên dùng”.
Nếu “con nhà giàu kiêm tiên thơ” Lý Bạch sống ở thời hiện đại, vậy chắc chắn ông sẽ trở thành đại thần của fandom bởi không chỉ biết dùng thơ “chửi xéo” người khác, mà còn rất sẵn lòng vung tiền cho thần tượng.
Thân là “lưu lượng” của giới thi ca đời Đường, đằng sau Lý Bạch có hàng trăm, hàng ngàn người hâm mộ điên cuồng. Vậy nhưng ông cũng có một thần tượng cho riêng mình, đó là thi nhân Tạ Linh Vận thời Nam triều Tống Lưu.
Không ít những bài thơ về núi sông của Lý Bạch có cách dùng từ hoặc cấu tứ phỏng theo lối viết thơ của Tạ Linh Vận. Tỷ như Tạ Linh Vận từng viết trong bài Đăng Giang Trung Cô Tự: “Vân nhật tương huy ánh / Không thuỷ cộng trừng tiên”. Lý Bạch học theo viết lại trong bài Thu Đăng Ba Lăng Vọng Động Tình: “Thu nhật hà thương thiên / Tế hải câu trừng tiên”.
Hay trong bài Mộng Du Thiên Mụ Ngâm Lưu Biệt của mình, Lý Bạch đã nhắc tới đôi giày gỗ dùng để leo núi của Tạ Linh Vận, đôi giày gỗ này từng được miêu tả trong Tạ Công Kịch: “Dưới đế giày có hai miếng gỗ, lên núi sẽ dùng miếng gỗ ở trên, lúc xuống thì dùng miếng dưới”.
“Tạ công chốn cũ nay còn đó. Trong veo tiếng vượn, nước xanh lè. Xỏ chân dép họ Tạ. Cất mình thay mây đi.”
Bản dịch của Nguyễn Danh Đạt – thivien
Đi giày thần tượng thiết kế, đến thăm nhà xưa của thần tượng, Lý Bạch quả không hổ danh là fan bự của Tạ Linh Vận.
Sự ra đời của
người cha quốc dân
Người hiện đại khi theo đuổi thần tượng, đặc biệt là những thần tượng đứng tuổi hay có phong cách trưởng thành, chín chắn, thường thích gọi họ là cha XX, vì thế vô số “cha quốc dân”, “cha chồng quốc dân” đã ra đời. Nhưng trend này kì thật đã được Bạch Cư Dị lăng xê từ lâu.
Lý Thương Ẩn là thi nhân thời vãn Đường, khi ông thành danh, Bạch Cư Dị – người đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ (khuyến khích khuynh hướng sáng tác hiện thực trong thơ ca) – đã sớm cáo lão hồi hương.
Nhưng sau khi Bạch Cư Dị đọc được tác phẩm của Lý Thương Ẩn, ông lập tức trở thành fan cuồng và tuyên bố: “Sau khi ta chết, có thể chuyển thế đầu thai làm con của Lý Thương Ẩn, là đã thấy mỹ mãn lắm rồi.”
Còn nếu bàn tới sự thành công trên con đường theo đuổi idol đầy gian truân này, Bạch Cư Dị đứng thứ hai không ai đứng nhất.
Mấy năm sau khi Bạch Cư Dị qua đời, con trai Lý Thương Ẩn ra đời. Nhớ lời Bạch Cư Dị từng nói, ông đã đặt tên cho con mình là Bạch Lão, xem như hoàn thành tâm nguyện cho tiền bối.
Câu chuyện theo đuổi idol của cổ nhân còn chưa dừng lại ở đây, có những người cuồng nhiệt tới mức như phiên bản thời cổ đại của sasaeng fan. Trương Tịch – thi nhân thời Đường từng vì say mê thơ ca của Đỗ Phủ mà đốt một bài thơ nổi tiếng của ông, sau đó lấy tro trộn chung với mật, mỗi sáng ăn ba thìa.
Khi được “phỏng vấn” về nguyên nhân của hành động này, họ Trương chia sẻ: “Ăn thơ Đỗ Phủ, có thể viết ra được thơ hay như Đỗ Phủ”.
Quả nhiênđu idol không chỉ là thú vui của người hiện đại. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, những vị fan thế hệ đầu tiên này không hề mù quáng, mất lý trí, mà ngược lại họ tiếp thu kinh nghiệm, tri thức của thần tượng để tự hoàn thiện bản thân. Đây là điều mà các fan ngày nay nên học hỏi.
Giống như một nào đó khi ủng hộ thần tượng đã có câu slogan: “Theo đuổi idol một cách lý trí! Quan tâm tới tác phẩm, tránh xa đời sống cá nhân của họ.”