Menu
in

Ly kỳ chuyện đời Yoshie Shiratori – ‘Bậc thầy’ vượt ngục phiên bản Nhật (P1)

Tại Nhật Bản, thời Minh Trị được coi là một trong những thời kỳ mà tù nhân bị đối xử rất khắc nghiệt, vì vậy việc vượt ngục cũng diễn ra thường xuyên. Đến năm 1881, số lượng tù nhân vượt ngục đã chạm đến con số kỷ lục: 1821. Sau này, Nhật Bản đã nỗ lực cải cách lại hệ thống nhà tù, đồng nghĩa với việc ít tù nhân đào tẩu hơn. Và đến giữa những năm 1970, số tù nhân trốn thoát hàng năm đã giảm xuống chỉ còn một chữ số.

Không một ai khác trong lịch sử thể hiện sự khinh miệt đối với việc bị tống giam mạnh mẽ như Yoshie Shiratori – được mệnh danh là người đàn ông không nhà tù nào cầm chân nổi. Sau khi cương quyết không nhận tội trong một vụ giết người mà mình không thực hiện, Yoshie đã bị giam ở nhà tù Aomori vào năm 1936. Ngoài ra, ông còn bị

Quyết không chịu khuất phục, ông tính đến cách thoát thân. Một buổi tối nọ trong lúc tắm, ông lén rút ra một mảnh dây kim loại trên thân xô nước và giấu đi. Sáng sớm hôm sau, ông bắt đầu thực hiện kế hoạch trốn thoát. Biết rằng sẽ có khoảng 15 phút trống giữa những đợt giao ca của cai ngục, ông nhanh chóng hành động ngay sau khi ca trực đầu tiên kết thúc. Bằng sợi dây kim loại, Yoshie đã chọc ổ khóa thành công. Nhưng đó không phải cửa ải duy nhất, con đường đến với tự do còn kinh qua nhiều cánh cửa khác và một hàng rào rất cao. May mắn thay, Yoshie đã thành công phá khóa của tất cả các cánh cửa và leo qua được hàng rào trước khi ca trực tiếp theo bắt đầu.

Vất vả là thế nhưng đây mới chỉ là bước đầu trong sự nghiệp phá khóa nhà tù của Yoshie Shiratori. Ba ngày sau khi trốn thoát, cảnh sát bắt được Yoshie trong lúc ông đang cướp đồ tiếp tế tại một bệnh viện, và lại một lần nữa bị kết án chung thân vì tội đào tẩu. Cuối cùng, ông bị chuyển đến nhà tù Akita vào năm 1942.

Những cai ngục tại đây đã nghe về “thành tích” trước đó của Yoshie ở nhà tù Aomori và quyết định sẽ dùng ông để răn đe những tên tù nhân khác đang nghĩ đến chuyện bỏ trốn. Ngoài những trận đánh đập và tra tấn hàng ngày, Yoshie còn bị đối xử đặc biệt hà khắc: ông bị bắt ngủ trên sàn bê tông giữa cái lạnh căm căm của mùa đông, lao động cực nhọc và thường xuyên bị biệt giam trong suốt nhiều ngày liền.

Tuy nhiên ở Akita, mọi thứ không hoàn toàn quá tệ. Tại đây, đã có một vị cai ngục thấy thương hại Yoshie và đối xử với ông rất tốt, thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của ông. Hai người kết thân và sĩ quan Kobayashi trở thành người bạn duy nhất của Yoshie.

Một đêm nọ, cai ngục nhìn vào buồng biệt giam và không thể tin vào mắt mình: Yoshie đã biến mất, trong buồng chỉ còn lại chiếc còng tay. Cai ngục và cảnh sát bối rối vì không biết làm cách nào mà Yoshie có thể trốn thoát lần này. Họ bắt đầu nghĩ về những giả thuyết, nhưng khả năng lớn nhất là Yoshie đã có thể lấy được một mảnh dây kim loại nhỏ ở đâu đó trong buồng giam và dùng nó làm công cụ để bẻ khóa. Sau khi thoát khỏi chiếc còng tay, Yoshie chống tay và chân vào hai bên của bức tường và bắt đầu trèo lên. Mỗi đêm, Yoshie trèo lên để gỡ chốt của những thanh chắn, và chỉ sau bốn đêm leo trèo, Yoshie đã có thể bước qua phía bên kia của buồng biệt giam. Ông lựa một đêm mưa gió để trèo ra ngoài vì không muốn bị phát hiện quá sớm. Và nhờ sự tính toán kỹ càng này, Yoshie đã không bị tóm.

Sau khi trốn thoát khỏi sự khắc nghiệt của nhà tù Akita, Yoshie chỉ có một kế hoạch duy nhất: Lật tẩy sự thối nát cũng như lạm quyền trong hệ thống tư pháp hình sự Nhật Bản, và để làm được việc này, ông đã tìm đến người bạn duy nhất: Sĩ quan Kobayashi.

Một thời gian sau, Kobayashi ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của kẻ đào tẩu Yoshie. Kobayashi chào đón Yoshie và cho ông nơi nương tựa trong vài ngày tiếp theo. Cảm thấy tin tưởng, Yoshie quyết định kể cho Kobayashi nghe về kế hoạch của mình: Yoshie sẽ tự nộp mình cho cảnh sát, và sau đó tại tòa, Yoshie sẽ kiện ngược lại hệ thống nhà tù vì tội bạo hành và xâm phạm. Theo như Yoshie, đây là cách duy nhất để ông có thể giành lại tự do thật sự, và vì là một kế hoạch cực kỳ phức tạp nên ông cần sự trợ giúp từ Kobayashi – một cai ngục cấp cao được coi trọng ở nhà tù Akita, làm chứng và giúp ông thắng vụ kiện tụng này.

Giá như mà sự đời có thể đơn giản được như vậy thì tốt biết mấy. Vài phút sau khi biết được kế hoạch này, trong lúc Yoshie đang dùng nhà vệ sinh, Kobayashi đã báo cảnh sát.

Yoshie lại bị bắt, và thề rằng từ nay sẽ không tin bất kỳ một sĩ quan cảnh sát nào nữa.

Yoshie Shiratori

Sau khi bị giao nộp, Yoshie bị chuyển đến nhà tù Abashiri, nằm ở một địa điểm hẻo lánh phía Bắc Hokkaido. Abashiri không chỉ đơn giản là một nhà tù. Đây là nơi được dành riêng cho những loại tội phạm nguy hiểm nhất ở Nhật Bản. Chưa một người nào có thể trốn thoát khỏi Abarashi mà lành lặn. Nhưng cũng như Harry Houdini không nản lòng dù suýt bị chết đuối, Yoshie Shiratori cũng thế.

(còn tiếp)

 

Leave a Reply