Menu
in

Minotaur – Con quái vật trong thần thoại Hy Lạp từng là biểu tượng văn hóa phổ biến tại vùng Địa Trung Hải (Phần 2)

3. Chàng trai biết bay

Nhà phát minh Daedalus đóng vai trò quan trọng trong truyền thuyết về Minotaur. Ông là người tạo ra con bò giả, góp phần vào sự ra đời của Minotaur và cũng là người thiết kế mê cung để giam cầm con quái thú. Sau khi Theseus giết Minotaur và thoát khỏi mê cung, vua Minos rất tức giận và nhốt Daedalus lẫn con trai Icarus trong mê cung. Pisaphae sau đó đã bí mật giúp hai cha con Daedalus trốn thoát.

Bức tranh từ thế kỷ 17 của họa sĩ Carlo Saraceni mang tên The Fall of Icarus (Cú ngã của Icarus).

Daedalus tạo ra hai đôi cánh từ lông vũ và sáp để ông và con trai rời khỏi đảo Crete và bay đến Sicily. Trên đường đi, bay quá gần mặt trời nên sáp trên cánh tan chảy, chàng trai trẻ rơi xuống biển và chết đuối. Hòn đảo Icaria được đặt theo tên Icarus vì truyền thuyết cho rằng đây là nơi thi thể chàng trai trẻ dạt vào bờ.

Tượng Icarus và Daedalus tại làng Agia Galini.

4. Nền văn minh Minoan

Đối với người Hy Lạp ở thế kỷ V và IV trước CN, Theseus được tôn vinh như một anh hùng của Athens. Riêng Minotaur, cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về quá khứ xa xôi của đảo Crete để hiểu được vị trí của con quái vật này trong trí tưởng tượng của họ. Crete bắt đầu trở thành cường quốc giao thương tại Địa Trung Hải vào khoảng năm 3000 trước CN. Vào giữa thiên niên kỷ thứ hai trước CN, hòn đảo này là trung tâm của mạng lưới thương mại rộng lớn bao gồm Ai Cập, Syria, các đảo Aegean và phần đất liền của Hy Lạp.

Một bức bích họa được tìm thấy trên đảo Crete có niên đại từ thời kỳ Minoan.

Người Minoan thành lập các khu dân cư dọc theo các tuyến đường thương mại trên khắp vùng Địa Trung Hải. Ngôn ngữ, văn hóa và kỹ thuật dệt may của đảo Crete rất phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt. Các hình thức quy hoạch đô thị trên một số đảo thuộc Hy Lạp cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Minoan. Một nền văn hóa Hy Lạp tại thành Mycenae (khoảng 120 km về phía tây Athens) không những nhiệt tình hấp thu và sao chép kỹ thuật làm đồ gốm mà còn cả ngôn ngữ của đảo Crete.

Đồ gốm từ thời Minoan được tìm thấy tại santorini, Hy Lạp.

Từ khoảng năm 1450 trước CN, văn mình Minoan bắt đầu suy tàn khi người Mycenaean dần thống trị phía đông Địa Trung Hải. Chữ viết của họ bắt nguồn từ ngôn ngữ của người Minoans và hiện được biết đến là một hình thức sơ khai của tiếng Hy Lạp.

5. Di sản của vua Minos

Từ năm 1900 đến năm 1903, nhà khảo cổ học người Anh Arthur Evans tin rằng nền văn hóa Mycenaean của Hy Lạp chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn minh đảo Crete. Ông bắt đầu quá trình khai quật trên đảo và tìm thấy một cung điện hoàng gia tại Knossos cũng như nhiều cổ vật có hình con bò đực. Nhà khảo cổ đặt tên cho nền văn hóa cổ đại này là Minoan để vinh danh vị vua vĩ đại Minos, con trai của thần Zeus và cha dượng của Minotaur.

Dấu tích còn sót lại của cung điện hoàng gia tại Knossos.

Cái tên Minos có lẽ không xuất phát từ các truyền thuyết. Các nhà khảo cổ học rất hào hứng khi tìm thấy chữ “Minos” trên các bảng chữ viết mới được khai quật tại Knossos. Họ tin rằng từ “Minos” không phải là tên của một vị vua nào đó mà là cách gọi tước vị của các vị vua đóng vai trò phối ngẫu cho một vị nữ hoàng có nhiều quyền lực hơn. (Nói cách khác, nữ hoàng là người điều hành đất nước.)

Tượng vua Minos.

Các nhà sử học hiện nay cho rằng sức mạnh và văn hóa của người Minoan đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 1600 trước CN. Ông Arthur Evans đã tìm thấy nhiều nhiều công trình kiến trúc tráng lệ dành riêng cho các hoạt động tôn giáo và hành chính được trang trí với những bức bích họa.

Các tòa nhà được bao phủ bằng những tác phẩm nghệ thuật với màu sắc rực rỡ phản ánh văn hóa tôn sùng con bò đực. Nhiều bức bích họa và tượng nhỏ có niên đại từ năm 1700 – 1400 trước CN đã mô phỏng lại nghi thức tauro-kathapsia, trong đó nhiều nhân vật đang nhảy qua con một con bò. Sau đó, con bò đực, biểu tượng cho khả năng sinh sản trong nhiều tôn giáo, bị giết bằng rìu hai lưỡi orlabrys (trong thần thoại Hy , orlabrys tượng trưng cho quyền lực hoàng gia). Nghi thức này có thể được thực hiện trong các nghi lễ thiêng liêng hay các buổi tế lễ cho thần linh.

Minotaur có nguồn gốc từ văn hóa vật chất của người Minoan, nhưng các học giả lại có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của mê cung. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thuật ngữ “labyrinth” (hay mê cung) có thể đồng nghĩa với “cung điện” vì không có di tích khảo cổ nào tương tự như mê cung được tìm thấy trên đảo Crete. Hình ảnh mê cung có thể bắt nguồn từ việc cung điện lớn có rất nhiều phòng ốc. Từ “labyrinth” xuất phát từ thuật ngữ “labrys”, một loại rìu thiêng được dùng trong các nghi lễ tâm linh.

Một bức tượng thể hiện cảnh chiến đấu giữa Theseus và Minotaur.

Giả thuyết khác cho rằng thiết kế của mê cung huyền thoại phát triển từ cấu trúc của sàn nhảy. Homer từng mô tả về một nơi như vậy trong sử thi Iliad. Do Daedalus thiết kế, đó là nơi mà quý tộc ở đảo Crete tụ tập để nhảy nhót. Có thể từ đó, nó đã được biến tấu khi kể chuyện và biến thành một mê cung đáng sợ.

6. Định mệnh nghiệt ngã của nàng Adriane

Công chúa Ariadne giúp Theseus đánh bại Minotaur, nhưng người anh hùng lại bỏ rơi nàng trên đảo Naxos trong chuyến hành trình trở về Athens. Trong một số phiên bản khác của câu chuyện, thần rượu Dionysus ra lệnh cho Theseus bỏ Ariadne ở đó để thần có thể cưới nàng làm vợ. Tuy nhiên, đa số đều tin rằng Theseus bỏ lại Ariadne để kết hôn với chị gái nàng là Phaedra.

Phaedra, Theseus và Ariadne.

Số phận của Ariadne cũng tương tự như các cô gái đã đem lòng yêu những vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và La Mã. Trong vở kịch Medea của Euripides, nữ hoàng tí hon phản bội gia đình mình để giúp Jason giành được bộ lông cừu vàng, nhưng sau đó nàng lại bị chính người mình giúp đỡ bỏ rơi. Anh hùng Aeneas cũng quyết định ra khơi mà không có Dido dù nàng đã hết lòng giúp đỡ anh ta (trong bài thơ Aeneid của Virgil).

Tranh sơn dầu Ariadne ở Naxos ra đời năm 1877 của tác giả Evelyn de Morgan.

7. Sự kết nối giữa truyền thuyết và thực tế

Đối với người ở thế kỷ VI và V trước CN, đảo Crete như là ký ức xa xôi về một thế lực cổ xưa từng được kính trọng, ngưỡng mộ và sợ hãi. Câu chuyện về Minotaur phần nào phản ánh suy nghĩ của họ về nền văn hóa đó. Trong thời cổ đại, Theseus là người anh hùng của thành Athens, hoàng tử đã mang vinh quang đến cho thành phố qua nhiều cuộc phiêu lưu của mình. Theseus được người Athen đón nhận như một biểu tượng.

Tượng Minotaur và Theseus tại đài phun nước Archibald ở Úc.

Trong lúc đó, việc đánh bại đối thủ chính của mình là Ba Tư tại Salamis vào năm 480 trước CN đã tác động tích cực đến sự phát triển quân đội và thương mại cho Athens. Trong giai đoạn này, câu chuyện về việc Theseus đánh bại Minotaur được thể hiện khá nhiều trên các tác phẩm gốm sứ.

Một số học giả tin rằng các nghệ sĩ đã sử dụng Minotaur như biểu tượng cho kẻ thù ngoại bang (đảo Crete trong quá khứ hay Ba Tư lúc bấy giờ). Theseus đại diện cho vinh quang của Athens khi chàng khuất phục con quái vật để giải phóng quê hương mình khỏi sự thống trị của đảo Crete.

 

Leave a Reply