Theo Nasa, mặt trăng hồng sẽ xuất hiện vào ngày 7/4 sắp tới. Đây chính là kỳ trăng tròn đầu tiên trong mùa xuân này và cũng là thời điểm mặt trăng lớn và sáng nhất năm.
Kích thước và độ sáng đáng kể của trăng được dự đoán là do mặt phẳng quỹ đạo của trăng bị lệch, làm cho mặt trăng có hình dạng giống elip hay oval hơn là hình tròn như ta thường thấy. Mỗi chu kỳ quỹ đạo của mặt trăng kéo dài 27,3 ngày. Trong quá trình chu kỳ trăng diễn ra, trăng sẽ đi qua hai điểm: điểm cực cận (điểm gần trái đất nhất) và điểm cực viễn (điểm xa trái đất nhất).
“Siêu trăng” là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đến điểm cực cận của chu kỳ quỹ đạo, cũng là khi mặt trăng ở gần Trái Đất nhất. Điều này có thể xảy ra vào thời điểm trăng tròn nhất và thậm chí là cả giai đoạn đầu của chu kỳ trăng. Chính vì vậy, trăng tròn cũng có thể xem là “siêu trăng” nếu giai đoạn trăng tròn trùng với thời gian trăng đi vào điểm cực cận.
Hiện tượng trùng lập này có thể xem như một sự kiện diễn ra hằng năm. Tuy nhiên bởi khái niệm “siêu trăng” này không được định nghĩa một cách chặt chẽ nên ngưỡng mức để một “trăng tròn” trở thành “siêu trăng” tương đối đa dạng, bao gồm cả khi mặt trăng tròn nằm ở vị trí gần điểm cực cận. Nhờ vào cách định nghĩa không quá bó buộc này mà trong một năm, chúng ta có thể chiêm ngưỡng nhiều đợt siêu trăng khác nhau.
Khi mặt trăng tròn ở vị trí cực cận, hình ảnh của siêu trăng lớn hơn 7% so với mặt trăng thông thường. Sự khác biệt về kích thước khó có thể nhìn nhận một cách rõ ràng. Tuy vậy độ sáng của siêu trăng mạnh mẽ hơn nhiều so với mặt trăng thường.
Theo Bảo tàng Hoàng gia Greenwich, siêu trăng có thể xuất hiện với kích thước lớn hơn đến 14% và sáng hơn tới 30% so với mặt trăng tròn ở điểm cực viễn. Mặc dù vậy nhưng chúng ta phải lưu ý một điều, đó là những mặt trăng này chỉ lớn hơn một chút so với trăng tròn bình thường, vì vậy sự khác biệt giữa hai hiện tượng cần thời gian để nhận thấy một cách rõ ràng.
Theo ghi nhận của tờ Farmer’s Almanac, cái tên “mặt trăng hồng” được đặt bởi vì thời điểm trăng mọc và mùa hoa phlox subulata nở – một loài hoa dại được tìm thấy ở phía Đông Bắc Mỹ – diễn ra cùng lúc, chứ không phải mặt trăng nhuốm màu hồng như nhiều người lầm tưởng.
Siêu mặt trăng đôi khi còn được gọi là trăng tròn Paschal. Theo tiếng Hy Lạp, “Paschal” có thể hiểu là “sự chuyển giao”. Sở dĩ mặt trăng được đặt tên như thế bởi vì đây là kỳ trăng tròn đầu tiên kể từ khi vào xuân, cụ thể là vào ngày 20 tháng 3.
Vào ngày 2/4/2020, Nasa đã đăng tải một bài post trên Twitter thông báo về các hiện tượng sẽ diễn ra trong tuần tới.
Có rất nhiều hiện tượng sẽ diễn ra trên bầu trời vào tháng này, chẳng hạn như:
+ Sự xuất hiện của Sao Kim bên trong một chòm sao
+ Bộ tứ hành tinh của Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Hỏa và Mặt Trăng
+ Siêu trăng sẽ xuất hiện vào ngày 7 tháng 4
There is a lot happening in the sky this month, such as:
????Venus appearing inside a star cluster
????The planetary quartet of Jupiter, Saturn, Mars and the Moon
????A Supermoon on April 7All this and more on the latest episode of What’s Up:
— NASA (@NASA)
Siêu mặt trăng hồng sẽ dần hiện rõ hơn sau hoàng hôn và chiếu sáng cực đại vào lúc 22h35 theo giờ miền Đông Bắc Mỹ. Hiện tượng này sẽ kéo dài và có thể quan sát bằng mắt thường trong vài ngày tiếp theo.
Điều tốt nhất lúc này chính là đợi cho đến khi mặt trời đã lặn, tìm một khung cảnh không có chướng ngại vật che khuất tầm mắt và bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh mặt trăng sáng hơn hẳn ngày thường.
Và nếu muốn chụp ảnh để lưu lại kỷ niệm, bạn sẽ phải sử dụng thiết bị phù hợp chẳng hạn như máy ảnh có ống kính tele dài, vì nếu bạn dùng điện thoại mặt trăng sẽ chỉ trông giống như một đốm sáng.
Nếu mắt đủ tinh tường, bạn cũng có thể đồng thời chiêm ngưỡng sao Kim và chòm sao Pleiads cũng như trăng khuyết sắp xuất hiện vào cuối tuần sau.