Menu
in

Ngôi làng giả là bằng chứng tội ác của Hoàng hậu Marie Antoinette với nhân dân Pháp

Marie Antoinette, Nữ hoàng cuối cùng của nước Pháp, thường được miêu tả là một người phụ nữ phù phiếm, ích kỷ và vô đạo đức với lối sống suy đồi đã làm cạn kiệt ngân khố quốc gia.

Bà ta tiêu xài lãng phí một cách tùy tiện, ăn uống vô độ ngay cả khi đất nước đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và người dân thì lầm than. Bà ta đội những bộ tóc giả được phủ một lớp bột mì để bảo vệ, và mặc lên người bộ đồ làm từ loại vải indienne, một loại vải có nguồn gốc từ Ấn Độ, nổi tiếng đến mức mà Pháp lệnh Hoàng gia Pháp phải liệt tên nó vào danh mục hàng hóa bất hợp pháp để có thể bảo vệ ngành công nghiệp địa phương vải len và lụa tại Pháp. Trong mắt các nhà cách mạng, Nữ hoàng đại diện cho tất cả mọi thứ tệ hại mà họ có thể nghĩ về chế độ quân chủ Pháp. Cuối cùng, người dân Pháp đổ tội lên đầu bà ta về tình hình kinh tế xuống cấp tại Pháp, nói rằng quốc gia không thể trả hết nợ nần là do sự phung phí của bà.

Nhà máy xay, một trong những công trình tại Hameau của Lâu đài Reine đơn thuần dùng để trang trí. Không có hệ thống cơ khi hay bánh răng được lắp đặt trong nhà máy. Ảnh: Alex Drop/Flickr

Trong tình trạng bất ổn dân sự đang ngày càng gia tăng này, điều mà cuối cùng dẫn đến sự hình thành của một trong những cuộc cách mạng xã hội lớn nhất trong lịch sử hiện đại, Marie Antoinette lại bắt đầu một công trình xa hoa khác.

Năm 1783, Marie Antoinette đã ủy thác cho xây một hameau – một ngôi làng dùng để trang trí – với ý định dùng nó như một công trình xây dựng xa hoa trong vườn được đặt trong khuôn viên của Lâu đài Versaillé (Château de Versailles). Hameau trở nên phổ biến trong giới quý tộc Pháp thế kỷ 18, nổi tiếng nhất là hameau tại điền trang của Lâu đài Chantilly (Château de Chantilly). Ngôi làng nhỏ được mô phỏng theo một trang trại ở Normandy, và nó có bảy tòa nhà với mái tranh và vẻ ngoài mộc mạc. Nhưng ở bên trong lại cực kì sang trọng, và được sử dụng cho các buổi hòa nhạc, đánh bạc, và dùng bữa tối.

Marie đã bị mê hoặc bới Hameau của Lâu đài Chantilly và muốn có một cái của riêng mình, nơi bà ta có thể thoát khỏi những việc tẻ nhạt và mệt mỏi chốn hoàng cung. Hameau của Lâu đài Reine, cũng được biết đến với cái tên Queen’s Hamlet (Chốn nhỏ của Nữ hoàng) hoàn thành vào năm 1788 và có đồng cỏ với hồ và suối, một Ngôi đền Tình yêu cổ điển nằm trên hòn đảo với hoa thơm cỏ lạ, một chòi canh hình bát giác, với hang động liền kề và thác nước. Hameau bao gồm một loạt các ngôi nhà tranh và các tòa nhà được xây dựng theo phong cách riêng biệt và một cái lại có một chức năng cụ thể. Có một trang trại, trại sản xuất bơ sữa, chuồng bồ câu, kho thóc và một cối xay bột. Mỗi tòa nhà được trang trí với một khu vườn, vườn trái cây hoặc vườn hoa. Nổi tiếng và lớn nhất trong số chúng là Ngôi nhà của Nữ Hoàng, nối với ngôi nhà Bi-da bằng một hành lang gỗ.

Tháp Marlborough. Ảnh:

Marie Antoinette và những người bạn của bà ta sẽ ăn vận như những cô gái chăn cừu hay cô gái vắt sữa bò và đi dạo xung quanh ngôi làng nhỏ như thể là những người nông dân, trong khi vẫn còn được bao bọc trong nhung lụa của lối sống vương giả. Một nhóm các nông dân thực thụ được chỉ định bởi Nữ hoàng để chăm sóc nông trại và những động vật, trồng và thu hoạch trái cây, rau củ được dùng để phục vụ Nữ hoàng và các công nương quý tộc. Marie Antoinette sẽ thỉnh thoảng tự đi vắt sữa bò và sữa cừu để trải nghiệm cuộc sống nông thôn. Trước khi Nữ hoàng yêu cầu, được đồn rằng: những “những thôn dân” sẽ tắm rửa cho những con dê và làm đẹp cho chúng bằng ruy băng.

Marie Antoinette rất tự hào về hameau của bà ta, theo ghi chép của một nhà sử học thế kỉ 19:

“Bà ấy sẽ mời Đức vua cùng toàn thể thành viên hoàng gia đến bữa tiệc ngoài vườn này, nơi mà mỗi cái bàn đã được đặt ngay ngắn dưới bóng cây kim ngân hoa, bà ấy sẽ tự tay rót cà phê mời khách, tự hào về độ dày của lớp kem, độ tươi mới của trứng, vẻ ngoài hồng hào và vị ngon của những quả dâu tây, và rất nhiều bằng chứng chỉ ra tài nghệ của bà ấy trong việc quản lý cơ sở của mình.”

Nơi này được bao bọc hoàn toàn bởi các bức tường và hàng rào, và chỉ những người thân cận của Nữ hoàng mới được cho phép để vào đây. Điều này dẫn tới nhiều tin đồn về Marie sử dụng nơi nghỉ dưỡng này như địa điểm hẹn gặp bí mật với các bá tước và quý tộc. Hành động nhạo báng cuộc sống nông dân hoang phí và xảo trá của Marie Antoinette đã khiến hình ảnh của bà ngày càng tệ hơn.

Khi Cách mạng Pháp xảy ra, Marie Antoinette đã bị bắt giữ và bị buộc tội làm cạn kiệt ngân sách quốc gia dẫn đến việc người dân chịu cảnh chết đói, cũng như âm mưu chống lại nhà nước và bị kết án tử hình. Bà ta bị chém đầu ngày 16 tháng Mười 1793.

Phần lớn Hameau của Lâu đài Reine hãy còn tồn tại đến tận ngày nay. Một trong hai trại sản xuất sữa đã bị phá hủy trong suốt Đệ nhất Đế chế Pháp. Kho thóc được sử dụng như một phòng khiêu vũ đã bị tàn phá nặng nề trong suốt Cách mạng Pháp và bị phá hủy trong Đệ nhất Đế chế Pháp. Phần còn lại của điền trang được cải tạo vào cuối những năm 1990 và được mở cửa cho công chúng.

Hameau của Lâu đài ReineitẢnh
Ảnh:
Khung cảnh Nông trại tại Hameau của Lâu đài Reine. Ảnh:
Phong cảnh của Tháp Marlborough nhìn ra từ hồ nước ở Hameau của Lâu đài Reine. Ảnh:
Ảnh:
Ảnh:

 

Leave a Reply