Khi bạn che giấu một sự thật quá lâu, đến khi muốn nói sự thật sẽ chẳng còn ai tin và đều cho rằng bạn đang nói đùa. Đó là lý do vì sao Zena Cooper, 40 tuổi, thất bại khi cố gắng thuyết phục mọi người rằng cô đã bị mù khi khi còn nhỏ.
Cô là một người mẹ của 4 đứa con, cô có bằng thạc sĩ và làm việc với tư cách là cố vấn trường học. Zena bị chứng mất thị lực từ khi còn nhỏ, nhưng bố mẹ của cô không hề biết về mức độ nghiêm trọng của con mình.
Zena đã lập ra rất nhiều kế hoạch để che giấu rằng mình không bị mù, nhờ đó, cô mài giũa được trí nhớ rất phi thường, cô có thể ghi nhớ tuyến đường đi, đồ vật trong nhà, đến từng ngõ hẻm, “ổ gà” trên đường, Zena cũng nhớ rất chính xác.
Tôi đã sống trong tình trạng hết sức cảnh giác, bây giờ tôi muốn thừa nhận rằng mình bị mù. Tôi luôn lập kế hoạch trong từng bước đi, tìm đường bằng cách đếm bước chân, ghi nhớ cảm giác của mặt đất. Tất cả những cố gắng này khiến tôi phát triển trí nhớ và thính giác.
Khi còn nhỏ tuổi, tôi đã không nhận ra rằng mình khác biệt. Tôi nghĩ mọi người cũng nhìn thấy những thứ xung quanh mờ mịt như tôi, tôi từng tin rằng mọi người cũng chọn thực phẩm bằng cách ngửi, cảm nhận quần áo nhờ các đường may.
Khi nhiều năm trôi qua, tôi bắt đầu cảm thấy mình là một kẻ mạo danh, nhưng đó cũng là lúc tôi nhận ra đã quá muộn để người khác tin rằng tôi bị mù. Khi tôi thừa nhận với mọi người rằng tôi đã sống mà chưa bao giờ thực sự nhìn thấy khuôn mặt họ, ai cũng tưởng tôi nói đùa.
Nhiều người nghĩ rằng người mù chỉ nhìn thấy màu đen nhưng 90% vẫn có một số nhận thức về ánh sáng.
Bất cứ ai gặp người phụ nữ cao ráo, có mái tóc đen và giọng nói ấm áp này cũng đều dễ dàng quên rằng cô ấy bị mù.
Tác động khiến Zena quyết định thừa nhận mình bị mù sau 38 năm là một lần cô nhầm lẫn học sinh (do học sinh này có cùng chiều cao và giọng nói tương tự với học sinh khác) và mắc sai lầm trong tư vấn. Mặc dù lỗi này không đáng kể nhưng cô nhận thức được rằng việc khiếm thị đang ảnh hưởng đến công việc và mọi người xung quanh.
Trước đó, cô còn bị té ngã trên đường vì một giây phút mất tập khiến Zena bị thương nhẹ.
Tôi đã cố gắng sống giả tạo như vậy quá lâu nhưng tôi biết mình cần thành thật hơn. Tôi cần sự giúp đỡ, tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người khuyết tật cho đến hiện nay tôi phải thừa nhận điều đó.
Cuối cùng, tôi nhận nuôi một tên Munch. Munch là một con chó labradoodle màu xám rất đáng yêu và thông minh. Nó đã giúp tôi sống thoải mái hơn và di chuyển dễ dàng hơn trên đường phố.
Mẹ tôi chỉ biết rằng mắt tôi hơi yếu vì từ bé tôi đã đeo kính rất dày nhưng bà chưa bao giờ nghĩ tôi bị mù. Khi tôi già đi, tôi quyết định thú nhận với bà rằng tôi không thấy đường để không làm bà lo lắng.
Trong suốt 38 năm qua, Zena cũng nhiều lần bị té ngã trên đường dẫn đến bị thương nặng, cô đã phải phẫu thuật tái tạo lại đầu gối của mình, 4 lần trật khớp và dây chằng bị tổn thương.
Zena từ khi sinh ra đã mắc Hội chứng Marfan, một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết, gây ra các vấn đề về tim, phổi, xương, khớp và mắt từ các mức độ khác nhau. 3 đứa con của cô cũng bị di truyền hội chứng này. Marfan sẽ ảnh hưởng đến thị lực của 6 trong số 10 người mắc bệnh.
Khi 4 tuổi, các bác sĩ xác nhận Zena mắc chứng Marfan và cho cô sử dụng kính rất dày, Zena có một tuổi thơ bị rất nhiều bạn bè trêu chọc vì điều này.
Nhận thức đầu tiên về việc mình khác biệt là khi Zena được yêu cầu tô màu cho con sóc. Đa số các bạn đều tô màu nâu đỏ thì Zena lại chọn màu tím, cô giáo đã mắng cô vì chọn màu sai, chưa kể là nét vẽ rất nguệch ngoạc.
Khi mẹ cô yêu cầu giáo viên đổi Zena lên bàn đầu vì cô không nhìn thấy bảng nhưng cô vẫn không thấy gì, khi đó Zena đã rất sợ hãi.
Hiện nay Zena đã ly dị, cô khẳng định chồng cũ biết cô khiếm thị nhưng không hiểu mức độ nghiêm trọng như thế nào. Khi kể về năm tháng nuôi con, Zena chia sẻ rằng cô có thể ngửi thấy con mình bị ốm vì có mùi hương đắng trên da chúng. Khi con cô lớn hơn, chúng có thể chỉ hướng đi cho mẹ mỗi khi cô đẩy xe hay dắt chúng đi dạo.
Dù thị lực không tốt nhưng cô tiếp tục việc học của mình vào năm 2012 và lấy được bằng thạc sĩ từ Đại học Swansea.
Zena không mù hoàn toàn, cô có thể đọc được chữ trên màn hình khi nó được phóng to đến 1.200%. Quá trình này rất khó khăn nhưng bằng cách nào đó, Zena thậm chí còn xuất bản một cuốn sách của riêng mình.
Dù tôi không nhìn thấy nhưng khuyết điểm này lại giúp tôi khám phá được rất nhiều năng lực phi thường khác của bộ não mà người bình thường ít khi nhận ra. Tôi có thể cảm nhận được tâm trạng của mọi người, cảm nhận được nụ cười của họ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy mặt mũi con mình, gương mặt của tôi hay những người thân yêu xung quanh nhưng tôi dùng trái tim để cảm nhận họ.
Quyển sách của Zena có tên “What You See When You Can’t See” (Những gì bạn nhìn thấy khi bạn bị mù) hiện đã xuất bản và nhận được khá nhiều quan tâm. Câu chuyện hy hữu này mở ra rất nhiều điều thú vị cho cả y khoa lẫn mặt đời sống của con người, chẳng ai tin một người mù có thể lấy bằng thạc sĩ, ra sách, chăm sóc con và đi làm như một người bình thường trong suốt gần 4 thập kỷ.