Đợi khi chủ căn nhà trở về, cô tìm thấy 6 cục băng lớn nhỏ không đều màu xanh lam và có mùi thơm dịu. Sau khi loại bỏ khả năng có người ném băng vào nhà để đùa giỡn, chuyện lạ này lập tức gây náo động thật lớn. Không chỉ nhìn ngắm những vật thể lạ này, người ta còn tò mò dùng ngón tay cào một ít vụn băng ra thưởng thức.
Mùi vị có hơi kì quái nhưng nói chung là không tệ, họ vui vẻ gọi thứ này là “Khối băng không rõ nguồn gốc”. Thậm chí có người còn đồn rằng đây là một loại thuốc quý có thể chữa khỏi bách bệnh, mỗi ngày lấy ra liếm ăn.
Chẳng ai ngờ được, sau khi các chuyên gia nghiên cứu mẫu vật và chứng thật rằng, thứ gọi là “thần vật” này, thực chất chỉ là một hỗn hợp các chất bài tiết rơi xuống từ máy bay.
Những người từng nếm thử “thần dược” chỉ biết dở khóc dở cười nói sang chuyện khác và không bao giờ dám nhắc lại chuyện này nữa.
Chuyện này cũng gợi lên trí tò mò của mọi người về những chất thải trên các phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa, xe điện và những phương tiện giao thông khác đều đã được xử lý như thế nào?
Nhà vệ sinh trên máy bay
Thật ra ngay từ khi máy bay được phát minh, vấn đề đại tiểu tiện trên đó đã luôn là chuyện khiến các chuyên gia phải đau đầu. Bởi vì ngày xưa trên máy bay không có nhà vệ sinh, các nhân viên phục vụ trên máy bay mỗi khi không nhịn được chỉ có thể dùng chai đựng đỡ, rồi xuống máy bay sẽ vứt đi.
Mãi đến năm 1921,
mới có người thử lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh trên máy bay. Ý tưởng được đưa ra
khá là đơn giản, họ học theo cách bài tiết của các loài chim bay và chiếc máy
bay đầu tiên trang bị nhà vệ sinh thành công chính là máy bay CA.60 của Ý trong
hình dưới.
Không sai, cái thứ trong giống hệt một chiếc canô khổng lồ này thật ra một chiếc máy bay, vả lại còn là một chiếc máy bay du lịch xa hoa, có thể chứa được khoảng 100 hành khách. Bên trong máy bay ngoại trừ có nhà ăn và phòng nghỉ, thì điều đáng lưu ý nhất là nó có trang bị nhà vệ sinh.
Sau khi các hành
khách xử lý xong và xả nước, những vật bài tiết này sẽ thông qua ống dẫn trực
tiếp bị đẩy ra khỏi máy bay.
Nhưng tiếc là nhà
vệ sinh trên máy bay đầu tiên trong lịch sử này còn chưa được chính thức đi vào
sử dụng thì chiếc CA.60 đã bị rơi xuống nước trong lần bay thử thứ hai. Tuy các
nhân viên trên máy bay đều bình an vô sự, nhưng thân máy bay thì bị hỏng nặng,
không thể chữa trị và bị đưa thẳng vào nhà bảo tàng.
Nhưng lần thử nghiệm thất bại này cũng mở ra thời đại mới cho các nhà vệ sinh trên máy bay. Vẫn dựa theo cách loài chim bài tiết trên không, vào những năm 30 của thế kỷ 20, người ta tập trung nghiên cứu và cho ra đời vô số kiểu nhà vệ sinh “tuột thẳng ra ngoài”. Các hành khách đi bay máy sẽ được trải nghiệm cảm giác mông mình được gió trời thổi qua vô cùng kích thích.
Còn những vật bài tiết như phân và nước tiểu thì sẽ như “thiên nữ tán hoa” rải xuống bên dưới. Những cư dân sống dưới đất có thể nói là vô cùng thảm hại, bất kì lúc nào họ cũng có thể bị những chất thải sền sệt ghê tởm này rơi trúng, nạn nhân còn chưa kịp phản ứng lại thì “hung thủ” đã bay đi xa thật xa.
Xuất phát từ vấn đề nhân văn, máy bay quân sự Stranraer của Anh đã phát minh ra một chiếc kèn chuyên dụng. Mỗi khi các nhân viên trên máy bay muốn đi giải quyết, họ sẽ thổi vang cái kèn này, để nhắc nhở những người dưới mặt đất tránh xa ra. Mọi người còn thân thiết gọi thứ này này là “nhà vệ sinh thổi kèn”.
Nhưng đây không phải cách lâu dài, khi máy bay cần chấp hành nhiệm vụ bí mật thì lại càng khó hơn. Trong thời kì chiến tranh, lực lượng không quân vì có thể đi vệ sinh trên máy bay, có thể nói là nghĩ ra đủ mọi cách. Nhưng chủ yếu vẫn nhờ tã, ống thông, bô hoặc túi nước tiểu cột trên đùi để giải quyết.
Ống thông (relief tubes) là một loại ống dẫn thông trực tiếp ra ngoài thân máy bay, giúp các nhân viên trên máy bay giảm thời gian tìm chai đựng nước tiểu.
Không quân Anh quốc còn từng trang bị bồn cầu tuỳ thân trên các máy bay ném bom lớn. Nhưng loại bồn cầu này không thể xả nước, chỉ có thể dùng những viên thuốc hoá học màu lam phân giải các chất thải bên trong, rồi bị đẩy ra ngoài theo trọng lực. Trong quá trình này, bồn cầu sẽ tiết ra một mùi cực kì gay mũi, làm các binh lính khó mà chịu nổi. Khi ở trong trạng thái chiến đấu, những vật bài tiết trong bồn cầu còn sẽ vô tình bị ném ngược trở về máy bay. Mà việc này đủ dể làm binh linh trên máy bay rối loạn đội hình gây tổn thất nặng, nên cách này cũng không phổ biến máy.
Chờ sau khi thế chiến thứ II kết thúc, nhà vệ sinh trên máy bay lại trải qua một cuộc cách mạng lớn. Lúc ấy máy bay bắt đầu đi vào thời đại dân dụng, độ cao cũng được nâng lên tầm mới. Khi máy bay lên cao, áp suất thấp rất dễ làm cơ thể con người khó chịu, vì thế các khoang máy bay tăng áp dần được phổ biến. Loại khoang máy bay mới vô cùng kín kẽ để tránh áp suất bị tiết ra ngoài.
Người ta lại phát minh ra một chất lỏng khử mùi, khi xả nước được pha với chất lỏng khử mùi này, các vật bài tiết sẽ đi theo một đường ống và vào thẳng thùng chứa, phần nào giải quyết nhu cầu thiết yếu của các hành khách. Nhưng vẫn tồn tại những thiếu sót đáng kể.
Bởi vì máy bay thường thường xóc nảy nên những đường ống này này rất khó khép kín hoàn toàn. Tức là nó vẫn sẽ bị rơi rớt ra ngoài, chất lỏng trong ống bị tiết ra, nó sẽ lẫn vào đường nước thải đi dọc theo khoang máy bay và bị bắn ra ngoài. Lúc này khi gặp phải nhiệt độ thấp, chúng sẽ hoá thành những khối băng màu xanh, bám vào chung quanh thân bay máy, lúc máy bay giảm độ cao, nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng này sẽ giải đông, rơi khỏi thân máy bay xuống mặt đất. Tuy rằng hầu hết các khối băng sẽ bị phân giải trong quá trình rơi xuống, nhưng vẫn có số ít trường hợp chúng rơi trúng ai đó. Khi chúng rơi xuống những vùng hẻo lánh, sẽ bị mọi người xem thành vật đến từ trên trời và cúng bái cung phụng.
Đây cũng chính là khối băng thần kì được nhắc đến ở đầu bài.
Theo sự phát triển
của ngành hàng không dân dụng, tai hoạ ngầm mà những khối băng này mang đến
cũng không thể xem nhẹ. Dù sao khi rơi từ trên trời xuống, thứ này rất có thể sẽ
rơi trúng nhà dân hoặc trúng đầu người khác.
Năm 1975, một nhà phát minh người Mỹ đã phát minh ra bồn cầu chân không, nó sử dụng áp suất cực mạnh trong môi trường chân không, chỉ cần ấn vào nút xả nước, van đóng ống chất thải bên trong sẽ mở ra, áp khí sẽ hút chất thải vào trong thùng đựng chất hoá học, do chỉ dùng một lượng nước cực ít để đẩy chất thải đi, nên không lo nước sẽ bị tiết ra ngoài. Chờ khi máy bay hạ cánh, nhân viên hậu cần chỉ cần xử lý các thùng chứa này là được.
Trải qua gió trời thổi mông, mùi vị ngập trời, phân từ trên trời giáng xuống, thì ngày nay chúng ta đã có thể sử dụng một nhà vệ sinh trên máy bay vừa an toàn vừa bảo vệ môi trường.
Hầu hết các loại máy bay hiện giờ đều sử dụng bồn cầu chân không này, đến đây việc xử lý chất bài tiết trên không xem như chấm dứt. So với nhà vệ sinh trên một phương tiện cũng không kém phần quen thuộc khác với chúng ta là xe lửa (tàu hoả) thì còn đỡ hơn nhiều.
Nhưng lúc đầu các nhà vệ sinh trên xe lửa cũng sử dụng cách xả thẳng ra ngoài như máy bay. Nói đơn giản là trực tiếp lắp bồn cầu có đường ống thông thẳng ra ngoài.
Nếu bạn quan sát ống
thông trong nhà vệ sinh trên xe lửa, có thể dễ dàng nhìn ra ống này nối thẳng
ra ngoài. Lúc này nếu bạn vô tình làm rơi vật gì vào bồn cầu, sẽ rất khó tìm vệ.
Ngoài ra nếu lưu ý các bạn sẽ phát hiện một khi xe lửa dừng lại nhà vệ sinh
cũng sẽ bị đóng. Chờ xe chạy nhà vệ sinh mới được mở ra.
Tại sao lại có chuyện này?
Đó là vì khi đoàn xe chạy sẽ sinh ra một dòng khí áp, tất cả các chất bài tiết đều sẽ bị dòng khí này phân giải thành những hạt cực nhỏ hình khối. Những hạt này sẽ hoà vào môi trường chung quanh. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta không nhìn thấy dấu vết chồng chất của các vật bài tiết trên đường ray, khi tàu dừng lại, dòng khí áp này sẽ nhỏ đi, không thể phân giải các vật bài tiết nữa, nên khi xe dừng nhân viên trên tàu sẽ đóng cửa các nhà vệ sinh, không thì chằng mấy chốc sân ga sẽ bị mùi hôi bao phủ.
Cách xử lý vật bài tiết thế này có một khuyết điểm rất rõ ràng đó là gây ô nhiễm môi trường, không những thế nó còn dễ gây ra bệnh truyền nhiễm, gây hại cho các nhân viên bảo trì đường sắt và những cư dân chung sống quanh khu vực đường rây.
Tuy nhiên đây
cũng chỉ là cách bất đắc dĩ, do không gian trên xe lửa quá nhỏ hẹp, nên việc xử
lý chất bài tiết trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng giờ đây theo sự tiến bộ của thời
đại, các xe lửa cũng bắt đầu sử dụng các bồn cầu chân không như trên máy bay.
Cách này không chỉ
tiết kiệm được tối đa không gian mà còn có thể tiết kiệm được tài nguyên nước,
thế nên hiện giờ hầu hết các loại xe đường dài như xe lửa, tàu điện ngầm,… đều
sử dụng các bồn cầu chân không.
chân không trên tàu sử dụng nguyên lý áp suất không khí, khi mở chốt mở ra, áp suất sẽ đẩy vật bài tiết vào thẳng trong thùng chứa, khi đoàn tàu đi đến trạm cuối, các nhân viên hậu cần sẽ dùng ống dẫn riêng hút các chất bài tiết trữ trên xe xuống, rồi xử lý chúng bằng các biện pháp thân thiện với môi trường. Đó cũng là lý do tại sao trên tàu điện ngầm hay các xe lửa ngày nay không còn khoá nhà vệ sinh khi tàu vào trạm nữa.
Loại bồn cầu này còn cho ra đời một nghề mới, những người chuyên đi hút các chất thải trên các đoàn tàu. Khi đoàn tàu đến ga, các nhân viên sẽ chia ra dùng ống hút toàn bộ các chất thải trên tàu, trả lại môi trường thoải mái nhất cho hành khách.
Bình thường sẽ tốn khoảng nửa tiếng để xử lý hết chất bài tiết trên xe, nhưng không phải mỗi lần hút đều có thể thuận lợi, vì đa số các sẽ ném rác như băng vệ sinh, khăn mặt, nắp bình, túi nhựa vào trong bồn cầu. Những thứ này rất dễ làm ống hút bị tắc, khiến các nhân viên phải dùng tay để loại bỏ vật cản, lúc này các nhân viên rất dễ bị dính chất bài tiết, và tăng thêm gánh nặng công việc cho họ.
Có thể thấy dù là , tàu điện ngầm hay xe lửa đều đang ngày càng hoàn thiện các nhà vệ sinh để tạo thuận tiện nhất cho khách hàng. Nhưng dù cách xử lý tốt tới đâu thì vẫn cần có những người xử lý phần sau, mà hoàn cảnh ngày càng thoải mái trên các phương tiên đường dài của chúng, đã được đánh đổi bằng sự trả giá của những con người này.