1. Màu sắc ảnh hưởng đến vị giác
cũng như độ tương phản của màu sắc có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nếm một số loại thực phẩm. Bạn có thể nhận thấy rằng chocolate nóng sẽ có vị ngon hơn hẳn khi được đựng trong cốc màu da cam hoặc màu kem. Sự thật là không có sự khác biệt về hương vị giữa các cốc chocolate nóng, mà chính đang khiến bạn nghĩ là có.
Ngoài ra, còn có một số ví dụ khác về tác động của màu sắc đến của chúng ta như: đĩa màu vàng sẽ làm cho chanh có mùi mạnh hơn, đồ uống lạnh sẽ ngon hơn khi được phục vụ trong cốc có màu lạnh và thức ăn có vị ngọt hơn khi đựng trong đĩa màu hồng.
2. Sự khác biệt giữa tay phải và tay trái
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết những người thuận tay phải đều cảm thấy cánh tay phải của họ dài hơn khoảng 1 inch (2,54 cm) so với tay trái. Ảo ảnh này được cho là bắt nguồn từ việc những người này thường tiếp xúc với các vật thể bằng tay phải nhiều hơn tay trái.
Các nghiên cứu tương tự chỉ ra rằng, ảo giác này chỉ xuất hiện với những người thuận tay phải mà thôi. Những không cảm thấy có sự khác biệt giữa hai cánh tay của mình.
3. Chúng ta coi bản thân trong tương lai là những người xa lạ
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại Đại học California, khi nghĩ về bản thân trong tương lai, chúng ta thường có xu hướng nhìn thấy một người hoàn toàn khác, giống như một người lạ trên đường phố. Tiến sĩ tâm lý học Hal Hershfield và các cộng sự của mình đã phát hiện ra điều này vào năm 2008. Họ yêu cầu các tình nguyện viên nghĩ về bản thân mình trong 10 năm tới và tiến hành chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Kết quả cho thấy, hầu hết bộ não của các tình nguyện viên đều coi bản thân trong tương lai là những người xa lạ.
Sự mất kết nối với bản thân trong tương lai dẫn đến tình trạng chúng ta hay ỷ lại, trì hoãn mọi việc và “để mai tính”. Đó là lý do tại sao nhiều người không tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu, tiếp tục những và chấp nhận các nguy cơ phát sinh bệnh tật trong tương lai.
4. Hiện tượng mù thoáng qua
Ví dụ như bạn đang nhìn vào một bức ảnh trên điện thoại và bỗng nhiên bị ai đó đánh lạc hướng trong vài giây. Trong khi bạn đang nhìn đi chỗ khác, thì có một sự thay đổi lớn đã xảy ra với bức ảnh. Nhưng khi nhìn lại bức ảnh, bạn thậm chí không nhận ra sự thay đổi đó. Đây được gọi là hiện tượng ảo giác mù thoáng qua (Change blindness).
Hiện tượng mù thoáng qua là kết quả của việc bộ não không thể xử lý tất cả các thông tin mà nó liên tục nhận được. Vì vậy, khi sự tập trung được hướng đến một nơi nào khác, thì chúng ta thường không nhận thấy sự thay đổi diễn ra ngay trước mắt mình.
5. Việc nhận ra bản thân tiến bộ có thể khiến bạn thất bại
Ayelet Fishbach đã thực hiện một nghiên cứu về hai nhóm người ăn kiêng và đều đạt được kết quả khả quan. Một nhóm thì được khen ngợi, trong khi nhóm kia hoàn toàn bị bỏ quên. Sau đó, các thành viên của cả hai nhóm trên đều được phát cho một thanh chocolate và một quả táo.
Trong nhóm được khen ngợi, 85% số đó đã chọn ăn thay vì quả táo. Những người trong nhóm này đã ý thức được sự tiến bộ của bản thân nên đã tự thưởng cho mình thanh chocolate ngọt lịm. Trong khi đó, nhóm thứ hai chỉ có 58% những người chọn chocolate. Vì không nhận được lời khen ngợi, nên họ cảm thấy cần phải làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình.
6. Bộ não của chúng ta không phân biệt được đâu là tưởng tượng, đâu là sự thật
Trên thực tế có rất nhiều nghiên cứu chứng minh điều này. Ví dụ như một nhóm người được yêu cầu chơi piano, trong khi nhóm còn lại thì giả vờ chơi piano. Kết quả là phản ứng của bộ não ở hai nhóm là như nhau. Hay một nhóm người đã tưởng tượng ra các món ăn ngon, sau đó họ giả vờ ăn chúng. Não bộ của họ phản ứng như thể họ thực sự đã được ăn ngon.
Bộ não của chúng ta phản ứng với mọi suy nghĩ và không phân biệt được đâu là thực, đâu là tưởng tượng. Đó là lý do những người nhìn cuộc sống với lăng kính màu hồng thường vui vẻ, hạnh phúc hơn và ngược lại.