Menu
in

Những câu chuyện có thật đọc xong là sợ (P12: Màn trả thù của Olga)

Olga xứ Kiev là một
trong những người tàn bạo và nhất lịch sử xứ Rus’ Kiev – thân vương quốc cuối
cùng trước khi nước Nga, Ukraine và Belarus ra đời, trải dài từ đỉnh Baltic ở
phía Bắc đến Biển Đen ở phía Nam.

Sinh ra vào khoảng năm 890 sau Công Nguyên tại Pskov, Nga, lịch sử không bàn gì nhiều về cuộc đời của bà lúc nhỏ cũng như cuộc hôn nhân giữa bà và Igor, Hoàng tử xứ Kiev. Nhưng sau khi chồng bà qua đời, Olga không còn là một người vợ, một người mẹ đơn thuần nữa. Bà đặt lên mình trọng trách phải báo thù cho chồng.

Như mọi đế chế
đang lên ngôi, Rus’ Kiev phát triển khá ổn định, nhưng cùng với sự ổn định đó là
những ánh nhìn ganh tị, bàn ra nói vào của các bộ lạc láng giềng, và đã có một
bộ lạc cực kỳ cảnh giác với sự phát triển của Rus’ Kiev – Bộ lạc Drevlians.

Igor đang thu thập tiền của từ người Drevlians.

Mối quan hệ giữa người Drevlians và xứ Rus’ Kiev đã phức tạp từ rất lâu rồi – Họ từng cùng nhau chiến đấu chống lại Đế quốc Byzantine và những người Drevlians cũng thường trả tiền cho những người tiền nhiệm của Igor để được bảo kê, nhưng mọi chuyện đã dừng lại vào năm 912 khi vị hoàng tử lâm thời qua đời, và bộ lạc Drevilians, thay vì tiếp tục duy trì quan hệ với xứ Rus’ Kiev, đã trả tiền cho một lãnh chúa địa phương để được bảo kê chứ không còn là xứ Rus’ Kiev nữa.

Là hoàng tử mới,
Igor cố gắng khôi phục các đặc quyền của mình vào năm 945 bằng một chuyến viếng
thăm thủ đô Iskorosten của bộ lạc Drevlians (nay là Korosten ở miền Bắc
Ukraine). Nhưng vì những căng thẳng chính trị trước đó nên hoàng tử Igor được
chào đón không mấy nồng nhiệt, và chuyến viếng thăm này kết thúc với việc hoàng
tử bị bắt giữ và giết hại cực kỳ dã man.

Đám lính người Drevlian bẻ hai cây bạch dương xuống và ghim chúng lại, sau đó buộc mỗi bên chân của Igor vào một cây. Khi cả hai cây bạch dương cùng được tháo ghim, chúng bật lại ngay lập tức,

Cái chết của Igor.

Nhưng vì con trai của Igor và Olga còn quá bé để lên ngôi, Olga bước lên cầm quyền thay cho chồng mình. Khi Olga mới lên ngôi, họ chỉ nghĩ bà là một và có thể dễ dàng bị dụ. Tộc Drevlian muốn Olga tái giá với thủ lĩnh của mình nhằm chiếm lĩnh toàn bộ Rus’ Kiev, nên họ đã nhiều lần ngọt lời ngỏ ý mời cưới. Một sứ đoàn gồm 20 người tài giỏi nhất xứ Drevlian được cử đến để thuyết phục Olga hãy cưới người đàn ông đã giết chồng bà. Olga thoạt đầu có vẻ như đã chịu đồng ý, bà bảo những người lính hãy đến đợi ở trong thuyền, sau đó đi đào một chiếc hố thật sâu. Sáng hôm sau, toàn bộ 20 người đều bị chôn sống.

Nhưng bà chưa chịu
dừng ở đây. Sau chuyện này, bà kêu người truyền tin về cho hoàng tử Mal rằng bà
sẽ chấp nhận lời cầu hôn của ông, nếu như người Drevlians gửi hàng hóa, vàng bạc,
nhũ hương cho xứ Rus’ Kiev, điều này sẽ chứng minh cho bà thấy rằng mối quan hệ
này quan trọng đến mức nào.

Olga trước xác chết của chồng mình.

Và tất nhiên là
Mal đã nghe lời, ông gửi một đoàn gồm những học giả và quý tộc đến để chào đón
Olga nồng nhiệt nhất có thể. Bà mời họ nghỉ chân tại nhà tắm hơi để thư giãn
trước khi thực hiện nghi lễ kết hôn, sau đó khóa cửa lại và phóng hỏa toàn bộ
căn nhà, thiêu sống đoàn tùy tùng.

Cảnh tượng Olga thiêu sống những người Drevlians trong nhà tắm.

Nhưng Olga đã thỏa
mãn với sự phục thù này chưa? Tất
nhiên là chưa rồi.

Với toàn bộ giai cấp thống trị Drevlians đã bị tiêu diệt một cách không thương tiếc, Olga ấp ủ một kế hoạch để chấm dứt luôn những kẻ còn lại. Bà thông báo rằng bà sẽ đến thủ đô Iskorosten của xứ Drevlians và yêu cầu họ phải chuẩn bị một tang lễ thật lớn để bà thương nhớ người chồng quá cố của mình.

Không nghe lại hồi âm
gì từ hai đoàn tùy tùng trước nhưng Mal vẫn không có nghi ngờ gì, ông quyết định
tổ chức một bàn tiệc thật lớn tại trung tâm vương quốc. Cơm no rượu say rồi, lính
của Olga thảm sát hơn 5,000 người ở bàn tiệc đó.

Nhưng ngay cả cuộc thảm sát đẫm máu này cũng không đủ để làm cho Olga thỏa mãn nữa. Có những người sống sót được qua cuộc thảm sát, và họ quỳ xuống cầu xin Olga tha mạng, đổi lấy mật ong và những loại lông quý hiếm nhất mà cả vương quốc họ có. Nhưng Olga lại nghĩ ra được một kế khác hay hơn.

Bà giả vờ cầu hòa, yêu cầu mỗi nhà nộp ba con bồ câu cùng ba con chim sẻ. Olga sau đó cho quân gắn bùi nhùi có nhét sulfur vào chân chúng, và khi màn đêm buông xuống họ thả đám chim về nhà. Bồ câu bay về tổ, còn chim sẻ tìm những mái hiên để đậu vào, và cỏ khô ma sát bắt lửa rất dễ dàng.

Đêm đó, không có một căn nhà nào trong cả vương quốc sống sót, và ngọn lửa này tất cả các căn nhà đều cháy lên cùng một lúc. Dân trong thành chạy nạn bị Olga bắt giết toàn bộ, số còn sống bị bắt làm nô lệ và đánh thuế nặng nề. Người già, phụ nữ, trẻ em, không ai chạy thoát được cả.

Và thế là người Drevlians
đã phải trả giá, bằng tính mạng, nhà cửa và cả vương quốc của họ, tất cả chỉ vì
họ dám đụng tay đến chồng của Olga. Nhưng tại sao sau những việc làm kinh khủng
này, Olga vẫn được tôn sùng như một vị thánh ?

Bà là người cai trị đầu tiên đưa Kito Giáo vào Rus’ Kiev, bà cũng đã rất cố gắng trong việc thuyết phục người dân vương quốc cải tà quy chính. Và vì những thành tích này mà bà kiếm được cho mình danh hiệu Người xứng danh Tông Đồ.

Bà tỏa sáng như ánh trăng vào ban đêm, rực rỡ giữa những kẻ ngoại đạo như viên ngọc trai nằm giữa đống cát bụi.

The Tale of Bygone Years – Nhà sử học Nestor

 

Leave a Reply