Menu
in

Những đại dịch khủng khiếp thời cổ đại được phác họa qua các bức tranh nổi tiếng (Kỳ 1)

Bệnh dịch thành Athens

Đây là đại dịch đã tàn phá thành phố Athens ở Hy Lạp cổ đại vào năm 430 TCN – năm thứ hai của cuộc chiến Peloponessus khi chiến thắng sắp thuộc về Athens. Theo sử sách, bệnh dịch đã vào Athens qua Piraeus – cảng của thành phố và là nguồn thực phẩm và điểm cung ứng vật tư duy nhất. 

Người dân tụ tập cầu nguyện vì không có cách nào ngăn ngừa dịch
Nhiều bệnh nhân tụ tập đến các đền thờ với mong muốn được thần linh cứu giúp.

Lúc đầu, tại Piraeus, ba người được phát hiện mắc một căn bệnh lạ cùng một lúc: đầu tiên sốt cao, viêm họng nghiêm trọng, tiêu chảy không ngừng, cuối cùng cả thân thể suy sụp và tất cả đều tử vong. Chẳng mấy chốc, bệnh dịch lây lan nhanh chóng khiến Athens nhanh chóng sụp đổ. Thành bang Sparta nhanh chóng giành chiến thắng cuộc chiến Pelonessus mà không tốn nhiều sức lực.

Người chết nằm la liệt tại đường phố nhưng người dân dường như đã quá quen với việc này.

Bệnh dịch Antonine

Đại dịch Antonine diễn ra vào năm 165 đến 180 tại La Mã. Theo sách cổ, bệnh bắt đầu với những người Hung sau đó lây nhiễm cho người Đức, truyền sang người La Mã có quân đội rộng khắp Đế quốc La Mã. Các học giả cho rằng đây chính là bệnh sởi, bệnh đầu mùa hiện nay nhưng vẫn chưa có căn cứ xác định.

Người dân nằm hỗn loạn, la liệt tại các đền thờ.
Nhiều người tìm cách trèo vào hoàng cung vì nghĩ rằng đó là nơi an toàn nhất.
Những lán trại di động mọc lên nhiều nơi.

Theo nhà sử học La Mã Dio Cassius, mỗi ngày tại đây có khoảng 2000 người chết. Căn bệnh này cũng lấy đi mạng sống của một Hoàng đế La Mã là Lucius Verus năm 169. Đại dịch này đã khiến tổng cộng hơn 5 triệu người dân từ các vùng La Mã, Hy Lạp, Ai Cập tử vong.

Trẻ con lẫn người lớn chết la liệt trên các con đường.
Nhiều người tìm cách rời bỏ quê hương để tránh dịch.

Bệnh dịch Justinina

Đại dịch kinh hoàng này diễn ra tại Đế quốc Đông La Mã đặc biệt là ở thủ đô Constantinople từ năm 541 đến 542. Theo các nhà sử học phương Tây, dịch bệnh này bắt nguồn từ những những con chuột mang bọ chét trên các tàu buôn đi giao thương ở nhiều nơi. Sau đó, bệnh lây lan rộng rãi tại nhiều nước ở Trung và Nam Á, châu Âu, Trung Quốc.

Xác chết đầy rẫy khắp Constantinople.
Người dân cầu cứu các binh sĩ.

Thời gian bùng phát đỉnh điểm của dịch, mỗi ngày có khoảng 10.000 người chết. Tổng cộng, Dịch hạch Justinian đã giết khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới, làm giảm 50% dân số châu Âu vào giai đoạn 541 tới 700 và khoảng 26% dân số thế giới.

Khói bốc lên nghi ngút từ những dàn thiêu xác tại Đông La Mã.
Con người tìm đến cầu xin các vị thần.

(còn tiếp)

 

Leave a Reply