Menu
in

Những đại dịch khủng khiếp thời cổ đại được phác họa qua các bức tranh nổi tiếng (Kỳ 2)

Đại dịch “Cái chết đen”

Bệnh dịch khủng khiếp này diễn ra từ năm 1347 đến năm 1353 và lan rộng khắp châu Á, châu Âu và châu Phi. Thời trung cổ, người dân cho rằng, bệnh tật là do thượng đế đang trừng phạt nhân loại. Đến thể kỷ 20, các nhà khoa học phát hiện ra, bệnh dịch này do vi khuẩn Yersitina Pestis gây ra.

Xã hội hỗn loạn trong dịch bệnh.
Những xác chết được chất đống để mang thi thiêu, chôn.
Hình ảnh miêu tả cảnh những quý tộc cử lính đi thám thính, tìm bác sĩ nhưng anh ta khi trở về đã thành bộ xương.
Con người tin vào sự “phù phép” từ những thầy tu, giáo sĩ…

Tại thời điểm bùng phát dịch, vi khuẩn này trú ngụ tại lông của những con chuột đen thường xuất hiện trên các tàu buôn rồi lây cho con người. “Cái chết đen” đã cướp đi sinh mạng của 75 triệu dân trên thế giới lúc bấy giờ. Người dân không còn việc gì khác làm ngoài việc đào hố chôn các xác chết. Kinh tế của các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch này.

Những lá cờ về sự chết chóc xuất hiện khắp mọi nơi.
Nhân loại trông chờ vào sự xuất hiện và cứu rỗi của thần linh.

Đại dịch Milan

Năm 1629 đến năm 1631 ở Italy đã xảy ra một bệnh dịch hạch khủng khiếp gây thiệt hại nghiêm trọng cho nước này đặc biệt là hai thành phố Venice và Milan. Nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát được cho là do quân đội từ cuộc Chiến tranh 30 năm rút lui về Mantua, Italy đã mang mầm bệnh về.

Mọi người đang chất xác chết lên xe để mang đi thiêu.
Nhiều người tìm đường rời khỏi ổ dịch.

Chính quyền những thành phố có bệnh dịch thậm chí còn cho người nhiễm cách ly tại một đầm phá gần đó và đốt hết quần áo, tài sản của họ để tránh lây lan. Dù thực hiện nhiều biện pháp khắc nghiệt, nhẫn tâm nhưng căn bệnh này vẫn cướp đi sinh mạng của khoảng 1 triệu người trong đó có 60.000 người đến từ Milan.

Các lán trại di động tại Venice, Italy.

Đại dịch Marseille

Dịch hạch Marseille xảy ra vào năm 1720 đến 1722 thì kết thúc và là một trong những đại dịch đáng sợ nhất đầu thế kỉ 18. Ban đầu, căn bệnh này xuất hiện trên một thương nhân di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Marsellei của Pháp. Những thủy thủ và bác sĩ trên tàu tiếp xúc với người này sau đó cũng lần lượt tử vong.

Thành phố bị tàn phá nặng nề bởi dịch bệnh.
Bệnh nhân nằm la liệt tại các căn hầm.

Ngay khi cập bến Marseille, người kiểm tra tại cảng tàu đã lập tức ra lệnh cách ly “con tàu chết chóc” này. Tuy nhiên một số thương gia tại Pháp bất chấp lệnh cấm và đòi dỡ hàng vì cho rằng trên tàu có rất nhiều đồ đạc quý hiểm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của họ. Chỉ vài ngày sau khi hàng hóa được dỡ, bệnh dịch nhanh chóng lây lan nghiêm trọng tại Marseille. Căn bệnh này đã giết chết 100.000 người trong thành phố và các tỉnh lân cận.

Những chú ngựa của người tuần tra cưỡi trên xác chết.
Thành phố bao trùm bởi một màu đen u ám từ khói của giàn thiêu.

 

Leave a Reply