Menu
in

Những đạo luật kỳ lạ ở các quốc gia trên thế giới

1. Cấm trẻ em sử dụng xe tập đi ()

Lệnh cấm xe tập đi có hiệu lực từ tháng 4/2004. Bất cứ ai sở hữu hay buôn bán xe tập đi có thể bị phạt tới 100,000 đô la Canada. Quốc gia này cho rằng xe tập đi không an toàn. Có rất nhiều trường hợp bị ngã cầu thang, chấn thương đầu khi sử dụng xe tập đi đã được ghi nhận.

2. Không được gửi email công việc vào cuối tuần (Pháp)

Với “Quyền ngắt kết nối”, các công ty không được gửi công việc cho nhân viên vào hai ngày nghỉ cuối tuần. Chính sách này nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của công việc vào đời tư của nhân viên, giảm tình trạng kiệt sức của .

3. Cấm sốt cà chua trong căn tin trường học (Pháp)

không cho rằng sốt cà chua tốt cho sức khoẻ vì chúng chứa nhiều đường. Không chỉ vậy, sốt cà chua nói riêng và các loại sốt nói chung làm hỏng mùi vị Pháp. Vì vậy, căn tin trường học chỉ được phục vụ sốt cà chua trong mức giới hạn cho phép.

4. Cấm bóng đèn sợi đốt (Cuba, Mỹ, Australia, Canada…)

Cuba là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm bóng đèn sợi đốt. Việc không sử dụng bóng đèn sợi đốt có thể tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải gây .

5. Cấm những kiểu tóc của người phương Tây (Iran)

Tại nước Cộng hoà Hồi giáo Iran, bạn sẽ không thể sở hữu các kiểu tóc như, , tóc dài vuốt keo,… Bộ Văn hoá của quốc gia này có các được phê duyệt riêng và người dân không có cách nào ngoài tuân thủ chúng.

6. Cấm nhai kẹo cao su (Singapore)

Kể từ năm 1992, lệnh cấm trở nên phổ biến ở . Tuy nhiên, có một số ngoại lệ được áp dụng từ năm 2004 như nhai kẹo cao su vì lý do nha khoa hay cai thuốc lá.

7. Một số cái tên bị cấm (Đan Mạch, New Zealand, Thụy Điển…)

Tại Đan Mạch, New Zealand, Thụy Điển và một số quốc gia khác trên thế giới, bạn không thể đặt tên con cái hoàn toàn theo ý thích của mình. Chính phủ sẽ cung cấp danh sách những tên riêng được phê duyệt và bạn phải chọn một trong số đó. Đạo luật này được ban hành để bảo vệ các em bé không phải có những cái tên kỳ lạ theo sự tuỳ hứng của ba mẹ.

8. Cấm đeo giày cao gót vào khu đất cổ (Hy Lạp)

Kể từ năm 2009, người ta không được phép mang đi lang thang trong các ở. Bởi vì gót giày có thể gây áp lực lớn lên mặt đất, dẫn đến các vết nứt trên các nền công trình kiến trúc cổ.

9. Điều luật quản lý việc luân hồi của các nhà sư Tây Tạng (Trung Quốc)

Điều luật phi lý này được ban hành vào năm 2007, theo đó các nhà sư ở cần phải được sự cho phép của chính phủ thì mới được “đầu thai”.

10. Cấm nuôi cá vàng trong bát thuỷ tinh tròn (thành phố Rome ở Italy)

Theo quốc gia này, việc nuôi trong những bát thuỷ tinh dạng tròn là một hành vi vô cùng tàn nhẫn. Bởi vì, bát thuỷ tinh tròn hạn chế lưu lượng oxy và có thể làm cho cá vàng bị mù.

11. Dắt chó đi dạo (Italy)

Những người nuôi chó ở quốc gia này phải dắt đi dạo 3 lần/ngày. Nếu vi phạm, họ sẽ phải nộp phạt 500 Euro.

12. Cấm đồ lót ren (Kazakhstan, Belarus và Nga)

Vào năm 2013, ba quốc gia là Kazakhstan, Belarus và Nga đã thông qua lệnh cấm này. Mục đích của lệnh cấm là để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, vì chính phủ cho rằng chất liệu ren không cho phép da thở đúng cách, độ ẩm bị hạn chế và dẫn đến các bệnh về da.

13. Cấm đánh đòn, cấm quảng cáo nhắm vào trẻ em (Thụy Điển)

là quốc gia đầu tiên bỏ phiếu biểu quyết thông qua lệnh cấm đánh đòn trẻ em vào năm 1979. Sau đó, hơn 30 quốc gia khác cũng áp dụng luật này. Ngoài ra, quốc gia này cũng cấm các nhắm vào đối tượng là trẻ em dưới 12 tuổi.

14. Không phải lúc nào cũng được sử dụng máy hút bụi (Úc)

Ở một số vùng của Úc, ví dụ như tiểu bang Victoria, thì bạn không được phép gây ồn vào những giờ nhất định trong ngày.

15. Không được phép sử dụng quá 25 đồng xu trong một lần giao dịch (Canada)

Đạo luật này góp phần từng bước loại bỏ tiền xu nhằm giảm thiểu thuế môi trường và giúp ích cho nền kinh tế nói chung.

16. Cấm nhân viên thừa cân (Nhật Bản)

Tất cả các nhân viên trong độ tuổi từ 40 đến 74 đều được đo vòng eo và nếu vượt quá giới hạn về cân nặng mà chính phủ quy định thì họ sẽ được hướng dẫn ăn kiêng. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp có nhân viên thì sẽ bị phạt hành chính.

17. Cấm tạo và lan truyền meme trên Internet (Úc)

Việc tạo và chia sẻ một trên Internet ở Úc có thể khiến bạn phải ngồi tù 5 năm. Quốc gia này coi hành vi tạo và lan truyền meme tương tự như việc vi phạm bản quyền.

18. Cấm đóng giả Hitler (Áo, Đức)

Ở hai quốc gia này, việc hoá trang thành trùm phát xít bị coi là phạm pháp. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không được ăn mặc giống Hitler trong bất kỳ ngày hội hoá trang nào.

19. Cấm dừng lại trên cao tốc Autobahn (Đức)

Đây là hệ thống đường cao tốc do chính phủ kiểm soát và bạn không được phép dừng lại khi tham gia giao thông trên khu vực này. Các tài xế phải đảm bảo xe của mình không được hết xăng trên đường cao tốc Autobahn.

20. Cấm blog ẩn danh (Nga)

Tại quốc gia này, bất kỳ trang blog nào có hơn 3000 lượt truy cập mỗi ngày thì buộc phải đăng ký như một phương tiện truyền thông và phải tuân thủ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

 

Leave a Reply