1. Ấn Độ: Nói không với dùng giấy vệ sinh
Nhiều khách du lịch sẽ cảm thấy bối rối vì không thể tìm thấy giấy vệ sinh trong toilet mà thay vào đó là một chậu nước nhỏ đặt ở kế bên.
Điều này có nghĩa bạn sẽ phải dùng vòi hoặc chậu nước để dội sạch sau khi giải quyết “nỗi buồn”. Người Ấn cho rằng sử dụng là một ý tưởng tồi vì nó có thể làm tắc nghẽn đường ống và tạo ra nhiều chất thải.
2. Indonesia: Cấm dùng nhà tắm sau khi cưới
Trong văn hóa của cộng đồng Tidong ở Indonesia, cặp vợ chồng mới cưới sẽ không được vào nhà tắm trong 3 ngày để tránh những điều xui xẻo.
Các thành viên trong gia đình sẽ giám sát điều này để đảm bảo truyền thống không bị phá vỡ. Bởi vậy, đôi uyên ương mới cưới chỉ dám “ăn nhẹ, uống khẽ” mà thôi.
3. Maasai: Chào hỏi bằng cách… nhổ nước bọt
Khạc nhổ thường bị coi là thô lỗ, bất kính nhưng ở bộ lạc Maasai, Kenya, đây là cách chào hỏi thông thường và thể hiện sự tôn trọng. Các thành viên của sẽ nhổ vào tay họ trước khi bắt tay người khác.
Họ cũng làm điều này với những đứa trẻ sơ sinh hoặc thậm chí với một cô dâu để ban phước và cầu chúc may mắn cho cô dâu.
4. Mexico: Không tặng hoa hồng vàng
Hoa hồng là một món quà hấp dẫn và được yêu thích trên thế giới. Thế nhưng, ở , tốt nhất bạn đừng dại dột đem hoa hồng vàng tặng ai đó bởi trong văn hóa của người dân địa phương, loài hoa này là biểu tượng của cái chết.
5. Đức: Đập vỡ bát đĩa trước ngày cưới
Truyền thống này có tên gọi “Polterabend”, được tổ chức vài tuần trước đám cưới của người Đức. Cặp sắp cưới và bạn bè họ sẽ mang theo những vật dụng như bát, đĩa làm từ gốm sứ rồi cùng nhau đập vỡ chúng.
Sau đó, cặp đôi trẻ sẽ là người phải dọn dẹp những mảnh vỡ. Phong tục này được tin rằng sẽ mang lại may mắn và gắn kết yêu thương trong cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng sắp cưới.
6. Đan Mạch: Ném quế vào người độc thân
Đây là truyền thống cũ có từ thế kỷ 16 ở Đan Mạch. Vào ngày sinh nhật, nếu bạn vẫn còn , bạn bè sẽ “tắm” bạn trong những cơn mưa bột quế từ mọi người xung quanh.
7. Venezuela: Chuyên gia đến muộn
Dù là một cuộc họp, hay bữa tiệc, người Venezuela thường đến muộn hơn so với giờ hẹn.
Họ thích tận hưởng lối sống chậm rãi này ngay cả trong hoạt động kinh doanh. Còn trong các sự kiện lớn, đến muộn thể hiện sự quan trọng của khách mời.
8. Hungary: Không chạm ly
Ngay cả ở quán bar, khách du lịch cũng khó tìm thấy người Hungary ăn nhậu và cụng ly với nhau.
Truyền thống lịch sử này xuất phát từ năm 1848, khi Áo đánh bại cuộc cách mạng Hungary và được tôn vinh bằng cách chạm cốc. Do đó, người Hungary quyết định không chạm cốc trong các cuộc vui.
9. Brazil: Cho kiến cắn trong lễ trưởng thành
Theo quy định của bộ lạc Sateré-Mawé của Brazil, khi một cậu bé đến tuổi , cậu phải thực hiện một điệu nhảy truyền thống trong khi đeo găng tay chứa đầy kiến đạn.
Nghi lễ này là một thử thách không hề đơn giản vì vết cắn của kiến đạn là một trong những vết côn trùng cắn đau nhất trên thế giới.
10. Vanuatu: Nhảy bungee cho một vụ mùa bội thu
Trên đảo Pentecost ở Vanuatu, nghi lễ nhảy bungee được thực hiện nhằm mong ước một vụ mùa thu hoạch hoành tráng. Những người đàn ông quấn dây nho vào mắt cá chân và nhảy từ trên cao xuống đất.
Họ tin rằng, chạm đất tốt sẽ có thể cải thiện sức khỏe thể chất của một người đàn ông và mang lại may mắn trong vụ mùa thu hoạch.
11. Nam Phi: Ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ đêm giao thừa
Trong khi nhiều quốc gia ăn mừng giao thừa bằng cách bắn pháo hoa thì ở ở Nam Phi, mọi người sẽ thực hiện phong tục ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ. Truyền thống này được lực lượng cảnh sát theo dõi để đảm bảo không ai đi trên đường bị thương.
12. Phần Lan: Họp mặt làm ăn trong phòng xông hơi
Nhà tắm xông hơi được coi như một nét văn hóa quan trọng của người Phần Lan. Với họ, địa điểm lịch sự này là nơi lý tưởng để sinh con, bàn luận công việc, thậm chí là cả họp chuyện chính trị.
Truyền thống này phổ biến trong giới kinh doanh ở Phần Lan vì họ muốn tạo ra một môi trường thoải mái hơn cho các đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh.
13. Trung Đông: Không sử dụng tay trái
Ở một số quốc gia , việc bắt tay chào hỏi hoặc ăn bằng tay trái có thể bị coi là thô lỗ và mất vệ sinh. Trong văn hóa của họ, tay trái được sử dụng để rửa ráy sau khi đi vệ sinh, nên nó được xem là bàn tay bẩn không bao giờ được sử dụng ở bàn ăn hoặc chào hỏi bạn bè.