Cho đến khi có ai đó phát minh ra cỗ máy thời gian thì lịch sử vẫn là một bí ẩn lớn đối với chúng ta. Những câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác chưa chắc đã từng xảy ra thật sự.
Con ngựa Thành Troy không bao giờ tồn tại
Cuộc chiến tranh kéo dài ròng rã 10 năm trời nhưng vẫn chưa thể kết thúc. Quân đội của nhà vua Hy Lạp đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn không thể nào công phá được cổng thành Troy. Lúc này, họ đã nghĩ ra một cách để vào được thành đó là lấy gỗ ghép lại thành một con ngựa lớn, mượn danh nghĩa đây là ban tặng cho quân sĩ thành Troy, sau đó cài quân của mình vào bên trong con ngựa để vào được bên trong thành.
Họ đã cho người đi lan truyền khắp nơi tin đồn rằng con ngựa gỗ này chính là báu vật Thần linh đã ban cho quân Paris và cho quân sĩ của mình âm thần ẩn nấp bên trong đợi cơ hội đến. Mọi người trong thành Troy ai cũng tin câu chuyện, nên họ đã mở cửa rước ngựa gỗ vào thành. Thật không ngờ rằng bên trong con ngựa gỗ kia chính là quân sĩ của Hy Lạp, thế là nhân lúc đêm họ đã thoát ra ngoài, đốt phá thành, mở cửa cho quân mình vào thành và cuộc chiến đến hồi kết thúc. Phía thành Troy thất bại mà không kịp trở tay. Từ đó truyền thuyết về con ngựa gỗ thành Troy được lan truyền khắp nơi, và dần dần con ngựa gỗ trở thành biểu tượng cho kế dùng binh bất yếm trá, một trong những kế sách khi đánh giặc.
Tuy nhiên các nhà khảo cổ học đã chỉ ra rất nhiều bằng chứng cho thấy Thành Troy đã bị thiêu rụi và con ngựa gỗ có lẽ chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn đến tương tự Odyssey của Homer.
Trận đánh huyền thoại của người Hy Lạp: 300 quân chống lại 10000 người
Chắc hẳn trong chúng ta nhiều người đã xem bộ phim 300 rồi phải không? Lịch sử kể lại rằng: Trận Cổng Lửa diễn ra giữa quân Hy Lạp và Ba Tư vào năm 480 TCN ở Thermopylae. Sau khi giao chiến, để bảo toàn lực lượng cho quân chính quy rút lui, 300 chiến sĩ Sparta đã tử thủ, đánh lại 10.000 quân địch.
Người Sparta đã chiến đấu dũng cảm với quân Ba Tư. Giáo dài gãy, họ đổi sang dùng kiếm. Kiếm gãy, họ dùng đá ném, dùng nắm đấm đánh trả. Dù quân địch đông gấp hơn 30 lần, các dũng sĩ Sparta kiên cường chiến đấu, 3 lần đẩy lùi sự tấn công của đối phương trước khi hy sinh.
Mặc dù có 300 người Sparta ở lại bảo vệ cho quân chính quy
rút lui nhưng thực tế họ được ít nhất 4000 quân đồng minh hỗ trợ. Số lượng đó
so với quân Ba Tư rất chênh lệch nhưng họ vẫn có cơ hội chiến thắng nhiều hơ so
với chỉ 300 đánh lại 10000 người.
Quả táo không rơi trúng đầu Isaac Newton
Chúng ta vẫn được dạy rằng Newton phát hiện lực hấp dẫn khi bị
một quả táo rơi trúng đầu.
Nhưng sự thật là quả táo đã không rơi trúng đầu Newton. Sau khi Newton rời Cambridge, anh trở về nhà và tiếp tục giải quyết những vấn đề anh đang theo đuổi khi còn ở trường đại học: anh cho rằng trọng lực ảnh hưởng đến khoảng cách rộng lớn. Và nhìn thấy những trái táo rơi trong khu vườn của mẹ, anh đã dành nhiều năm trời để có thể làm được công thức tính trọng lực.
Pocahontas và John Smith không yêu nhau
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với câu chuyện về nàng Pocahontas trong phim hoạt hình của Disney. Nàng thổ dân châu Mỹ sẵn sàng quay lưng lại với chính bộ tộc của mình để giải cứu thuyền trưởng người Anh John Smith khỏi bị xử tử. Hai người đã yêu nhau say đắm và sống hạnh phúc mãi mãi về sau.
Tuy nhiên vào thời điểm Pocahontas (tên thật là Matoaka) và John Smith gặp nhau, cô chỉ mới 11 tuổi và John Smith 27 tuổi. Không có chuyện tình nào nảy sinh giữa hai người họ, tuy nhiên, họ thực sự gặp nhau khi anh bị bắt và họ dành một ít thời gian dạy ngôn ngữ của mình cho người kia.
Einstein không bao giờ trượt môn toán
Chúng ta vẫn được biết rằng Albert Einstein là một thiên tài và là người đạt giải Nobel Vật lý nhưng ông lại trượt môn toán ở trường học.
Nhưng thực sự, bộ óc thiên tài này bộc lộ khả năng thiên bẩm
từ khi còn nhỏ. Thời điểm Einstein còn ngồi trên ghế nhà trường, hệ thống đánh
giá xếp hạng học sinh theo một thang điểm từ 1 đến 6, trong đó 1 là mức điểm
cao nhất và 6 là thấp nhất. Cậu bé Einstein thường xuyên đạt điểm tối đa. Theo
ghi chép trong cuốn tiểu sử Archives Albert Einstein, dù đạt được điểm số rất
cao nhưng những giáo viên tại trường chưa hề nhận ra điều gì đặc biệt ở cậu bé
này.
Không lâu sau khi Einstein rời trường, hệ thống chấm điểm này
bị đảo ngược với 6 là mức điểm cao nhất mà một học sinh có thể giành được. Do
đó, bất kỳ ai nhìn vào bảng điểm của Einstein sau sự thay đổi này có thể có ấn
tượng rằng ông là một học sinh kém theo hệ thống chấm điểm hiện đại hơn.
Christopher Columbus không phải là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ
Chúng ta vẫn được dạy rằng Christopher Columbus là người đầu tiên phát hiện ra Nam Mỹ nhưng thực tế không phải vậy. Người Mỹ bản địa đã sinh sống ở đây từ rất lâu. Người châu Âu đầu tiên đến châu Mỹ được các nhà sử học công nhận là nhà thám hiểm người Viking Leif Erikson. Ông khởi hành từ Greenland đến Newfoudland tại Canada vào khoảng 1.000 năm sau Công nguyên. Trong lịch sử, hành trình của Columbus đến châu Mỹ vào năm 1492 đã mang theo một số căn bệnh khiến khoảng 90% người Mỹ bản địa thiệt mạng. Chuyến đi của ông mang ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa đế quốc châu Âu phát triển ở Tây bán cầu.