Sự xói mòn – Khi mẹ thiên nhiên là thủ phạm
Nhiều nhà khảo cổ học cho rằng sự xói mòn có thể là một trong những lý do chính khiến những bức tượng cổ bị mất mũi. Những cơn gió khắc nghiệt, cát lún, và những đụn cát, cùng thời gian hàng ngàn năm bào mòn chất liệu mỏng manh như cẩm thạch và đá đã làm cho những chiếc mũi quá mệt mỏi và không muốn chịu đựng nữa.
Nhiều bức tượng cổ đã tiếp xúc với các yếu tố kể trên trong một thời gian rất dài, qua nhiều thế kỷ các chi (tay, chân) và mũi là những bộ phận chịu hư hại nhiều nhất.
Sự can thiệp của con người
là nguyên nhân chính giải thích tại sao hiện tượng “mất mũi” lại xảy ra thường xuyên như vậy.
Đứng chào đón du khách ở lối vào của di tích lịch sử Assos cổ đại là bức tượng điêu khắc Aristotle – người sáng lập trường triết học đầu tiên trong lịch sử do Bộ văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ dựng lên vào năm 2009. Nhưng vào năm 2015, bức tượng đã bị phá hoại, cánh tay của Aristotle bị chặt đứt, một số chỗ trên khuôn mặt của bức tượng cũng bị biến dạng.
Một số nhà khảo cổ học vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi chưa có những công cụ và những máy móc tiên tiến như chúng ta ngày nay, cũng đã vô tình gây ra những thiệt hại vô cùng lớn đối với những bức điêu khắc cổ điển.
Tôn giáo là một thủ phạm khác dẫn đến hoàn cảnh bất cập này. Ngoài những người theo Hồi giáo cực đoan ra, nhiều người theo các tôn giáo khác cũng đã từng tham gia vào hành động phá hoại đáng xấu hổ trong suốt nhiều thế kỷ và cũng phá hủy nhiều kho báu văn hóa và lịch sử.
Thế còn phân biệt chủng tộc thì sao?
Theo một số học giả, người Ai Cập đã từng cố phủ nhận và che giấu việc Ai Cập cổ đại là một . Theo Vivant Denon, nhà văn và nhà khảo cổ người Pháp, đặc điểm khuôn mặt của những di tích nổi tiếng có những đường nét và khuôn hình nguồn gốc từ châu Phi.
Tuy nhiên, giả thuyết này không giải thích được tại sao nhiều bức tượng Hy Lạp, La Mã cổ đại lại bị mất mũi và một số bộ phận khác. Mũi của phần lớn các tác phẩm điêu khắc từ đá của Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng bị mất. Mặc dù có một số nhỏ vô tình bị phá vỡ theo thời gian, nhưng khá rõ ràng để thấy rằng đa số phần còn lại đã bị cố tình nhắm làm mục tiêu.
Nhưng vì chúng ta đã có những bằng chứng
rõ ràng cho thấy rằng người La Mã và Hy Lạp có nguồn gốc từ châu Âu (da trắng),
nên phân biệt chủng tộc có thể không phải nguyên nhân dẫn đến sự phá hoại của
những bức tượng.
Sự sỉ nhục
Các triều đại Ai Cập sau này thường đập phá khuôn mặt của các bức tượng vua chúa triều đại trước. Trong những trường hợp này, việc phá mũi sẽ đi kèm với một số biến dạng khác trên khuôn mặt, cũng như phá hủy các chữ khắc và biểu tượng.
Trên đây là những những giả thuyết cho câu hỏi tại sao nhiều bức tượng Ai Cập lại bị mất mũi nhưng cho tới bây giờ vẫn không có nhà khảo cổ học nào biết chắc chắn câu trả lời là gì.