Được làm con gái đúng là rất tuyệt, nhưng phải trừ những ngày “đến tháng” ra. Vì khi đó nữ giới sẽ bị “bà dì” hành hạ cho đau bụng, đau lưng, hoa mắt, chóng mặt… Mệt mỏi hơn là phải dắt theo “bà dì” này đi học, lúc ấy bạn sẽ cảm thấy chướng mắt với mọi thứ, không thể tập trung vào bài vở được.
Dù sao đây cũng là vấn đề tế nhị, chỉ con gái với nhau mới hiểu. Nam giới cũng ngại ngùng dẫn đến nhiều lúc xảy ra hiểu lầm, vướng mắt mà đôi bên ngượng phải lý giải.
Nhưng trường cấp ba Đại Khê (thị xã Ôn Lĩnh, thành phố Chiết Giang) lại khá cởi mở với chuyện nhạy cảm này nhờ công lao của thầy giáo 38 tuổi Mo Qunli. Nữ sinh mỗi khi đến tháng đều được giáo viên và bạn nam thông cảm, hỗ trợ.
Cách đây vài năm, thầy Mo nhiều lần chứng kiến biểu hiện lạ của nữ sinh vào một số ngày trong tháng, các em ấy có vẻ không khỏe, trở nên ngại ngùng trao đổi bài tập. Sau khi tìm ra được nguyên nhân, thầy bắt đầu làm chuyện gây ngạc nhiên với mọi người: ghi chép lịch “đến tháng” của nữ sinh để tiện bề lo lắng, chăm sóc cho các em.
Nhiều người nói tôi biến thái. Rất khó để giải thích cho họ hiểu, nên tôi đành phớt lờ thôi.
Bỏ ngoài tai dị nghị của dư luận, người thầy vẫn đều đặn mua đường nâu đem đến lớp pha cho học trò nữ uống để giảm đau bụng ngày kinh nguyệt, tăng cường năng lượng tự nhiên, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa… Nhờ đó các em nữ sẽ cảm thấy thoải mái hơn để tập trung học tập
Tôi nghĩ mình không chỉ là thầy giáo mà còn là một người cha, chăm sóc cho học sinh như con của mình.
Các em ấy rất tôn trọng, yêu mến, xem tôi như cha. Không có gì bất tiện, ngượng nghịu khi ghi lại ngày có kinh hàng tháng của nữ sinh cả.
Lịch “đến tháng” của các bạn nữ được ghi ra một tờ giấy, ghim trên bảng để cả lớp có thể biết và quan tâm, giúp đỡ bạn ấy.
Thầy còn làm công tác tinh thần, hướng dẫn cho nam sinh vượt qua thời gian ngại ngùng ban đầu để giúp đỡ bạn khác giới vào những ngày đặc biệt. Dù lớp học “âm thịnh dương suy” với 13 nam, 30 nữ thì các cậu trai cũng phải ân cần, cư xử lịch thiệp với tất cả bạn khác giới.
Trung Quốc là quốc gia có áp lực học hành rất lớn. Vì những đặc thù giới tính mà nữ sinh gặp nhiều khó khăn hơn so với nam sinh. Bên cạnh tấm gương cư xử lịch thiệp với nữ giới như trên thì tại đất nước tỷ dân cũng xảy vài trường hợp khá nhạy cảm.
Năm 2013, một thầy giáo trường cấp ba tại tỉnh An Huy đã gợi ý cho các em nữ dùng thuốc làm chậm chu kỳ nếu “ngày ấy” trùng với ngày thi đại học. Hay vụ trường đại học Shanxi bị chỉ trích khi cử người ghi chép lại lịch “đèn đỏ” của nữ sinh viên để tránh trường hợp các cô gái viện cớ “bà dì” tới thăm dẫn đến chuột rút rồi trốn tránh việc chạy bộ, tập luyện buổi sáng.
Có một câu chuyện khá dễ thương về vấn đề được xem là “kiêng kị” trong giao tiếp này. Năm 2016, tại Olympic Rio 2016, kình ngư Fu Yuanhui sau khi kết thúc nội dung bơi hỗn hợp 400 m tiếp sức nữ, cô từng thẳng thắn chia sẻ trên sóng truyền hình rằng hôm ấy mình “đến tháng”, cơ thể mệt mỏi, nên bơi có phần không tốt. Phần thi này, đoàn Trung Quốc xếp thứ tư.