Menu
in

Tô Lịch Giang Thần – Truyền thuyết về dòng sông thiêng nay đã hóa màu đen

Núi Nùng, sông Tô là của kinh thành Thăng Long. Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 30 km, vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước sang sông Nhuệ đến đoạn trung lưu giao với hồ Tây.

Ngày nay, Tô Lịch chỉ còn dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, ; chảy cùng hướng với các con đường: Bưởi, Láng, Khương Đình, Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi rẽ sang phía Đông Nam, đổ ra sông Nhuệ đối diện với làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì.

Chuyện xưa tích cũ về sông Tô Lịch

Tên gọi Tô Lịch xuất hiện lần đầu trong sử sách thuộc thế kỷ VI, được ghi chép ở Lương thư, Trần thư của Trung Quốc viết về sự kiện Nam Việt đế Lý Bí cho xây thành bên dòng sông gọi là Tô Lịch giang thành. Tuy nhiên, trong dân gian tên con sông đã có từ thời cuối thế kỷ thứ III với thần tích về một người có tên Tô Lịch.

Tranh của họa sĩ Thành Phong vẽ cảnh sông Tô Lịch thế kỷ 14.

Theo sách Việt điện u linh, vốn thời Bắc thuộc, ở Long Đỗ có ông Tô Lịch làm quan, được phong vương. Ông là một người thanh liêm, đức độ được nhân dân kính yêu. Lúc nhà Tấn đô hộ gặp phải nạn thiên tai, mất mùa đói rét ông đã cho dân vay thóc, cứu trợ được triều đình khen ngợi; từ đó mà lấy Tô Lịch làm tên làng. Người dân phong ông là Long Đỗ Thần hay Tô Lịch Giang Thần.

Đời Đường Mục Tông, Lý Nguyên Gia được giao làm quan đô hộ, thấy ngoài cửa bắc thành có dòng nước chảy ngược nên dời phủ tới bên sông để tránh dân làm loạn. Một ngày kia, ông họp bàn hỏi ý kiến của các bô lão và quyết định tôn Tô Lịch lên làm Thành hoàng, đúng đêm đó Lý quan gặp mộng thấy một ông lão râu tóc bạc phơ cưỡi con hươu trắng đến tạ ơn, khuyên ông phải sống ngày thẳng, công minh với dân chúng. Lý Nguyên Gia tỉnh dậy mới hay thần đã linh ứng trên mảnh đất thiên này.

Đến thời Cao Biền sang làm Tiết độ sứ thì gặp phải . Lúc bấy giờ Cao gia cho xây thành Đại La thì khi cưỡi thuyền trên sông thấy một lão già tóc bạc, gương mặt kỳ dị đang tắm giữa dòng. Biền lại gần dò hỏi thì biết ông lão họ Tô tên Lịch, có nhà giữa sông. Ông lão trả lời liền đập nước mù mịt, biến mất. Cao Biền biết mình đã gặp thần linh liền gọi con sông là Tô Lịch.

Một buổi sớm khác, Biền ra đứng ở bờ sông Lô Giang, thuộc phía Đông Nam thành La thì thấy gió lớn nổi lên, mặt nước xáo động rồi xuất hiện một vị cao nhân đứng trên mặt nước, thân cao hơn hai trượng mặc áo vàng, đầu đội mũ tím, tay cầm vàng chập chờn lên xuống trên không. Biền trông thấy liền cả kinh, muốn yểm thần nhưng không được. Đêm đó, Biền mơ thấy thần linh ứng báo mộng nói là thần Long Đỗ đến xem xét tình hình nơi đây. Sáng hôm sau, Biền liền cho lập đàn cúng trong ba ngày đêm, dán bùa để trấn áp thần nhưng lễ vật đều rơi xuống đất, biến thành tro bụi tan vào không trung. Biền thấy thế than rằng: Xứ này có linh thần, không thể lưu lại lâu được sẽ chuốc họa vào thân, ta phải trở về phương Bắc (Trung Quốc). Quả nhiên, sau đó Biền được Đường Ý Tông triệu về và bị sát hại.

Đến đời Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long, có nhiều lần nhà vua mơ thấy thần đến bên bệ rồng hô vạn tuế.

Vua liền cười hỏi: Tôn thần muốn giữ hương lửa tới trăm năm sao?

Vị thần đáp rằng: Chỉ mong thánh thọ lâu dài, cơ đồ bền vững, trong triều ngoài quận yên bình thì chúng thần giữ được hương lửa không chỉ một trăm năm.

Sau đó, nhà vua đã sai quan đến tế, phong thần Tô Lịch làm Quốc đô Thăng Long Thành hoàng đại vương, nghĩa là vị Thành hoàng của toàn cõi kinh thành Thăng Long. Sau này đến đời Trần, thì phong Tô Lịch Giang Thần thành Bảo quốc Trấn linh Định bang Quốc đô Thăng Long Thành hoàng đại vương.

Trải qua các , Tô Lịch có nhiều tên gọi khác nhau như: Lai Tô, Hương Bài, Địa Bảo những dân chúng vẫn quen gọi là sông Tô. Con sống là nơi giao thương, buôn bán tấp nập với phong cảnh hữu tình, cuộc sống an bình ấm no diễn ra hai bên bờ sông.

Dòng sông lịch sử nay đã “chết”

Người xưa có câu ca dao:

Nước sông Tô vừa trong vừa mát

Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.

Nhưng giờ đây sông Tô Lịch đã bị , nước sông bốc mùi hôi thối, cá chết nổi lềnh bềnh. Nguyên nhân chính được cho khiến sông Tô Lịch “chết thảm” là do: nó trở thành nơi chứa nước thải của người dân thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, sự thay đổi địa chất, điều kiện tự nhiên dẫn đến sông Hồng đã cắt nguồn nước vào Tô Lịch khiến sông chỉ chứa nước mưa và nước thải nên hình thành sự cặn lắng, nước hóa đen có vàng bốc mùi hôi.

Công nghệ xử lý ô nhiễm Nano Bioreactor của Nhật Bản ứng dụng trong việc làm sạch sông Tô Lịch.

Các chuyên gia môi trường và giới khoa học vẫn đang đau đầu để tìm cách làm sạch sông Tô Lịch, biến dòng nước đen kịt trở lại trong xanh như xưa. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi ý thức bảo vệ môi trường của người dân và sự công cuộc cải tạo mạnh mẽ, quyết liệt của chính quyền địa phương.

Ngày nay, người dân vẫn ghi nhớ và thờ phụng thần Long Đỗ, hay còn gọi là Tô Lịch giang thần ở đền Bạch Mã, một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, tọa lạc ở phố Hàng Buồm, thành phố Hà Nội.

Đền Bạch Mã

của ngôi đền liên quan đến một con ngựa trắng, chuyện kể rắng lúc vua Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long thì đã ra lệnh xây thành nhưng thành cứ hễ xây lên lại đổ. Vua liền sai người tới đây làm lễ từ thấy con ngựa trắng trong đền đi ra, đi đến đâu đặt dấu chân ở đó rồi trở lại trong đền và biến mất, Vua theo dấu chân ngựa đắp thành thì không lở nữa nên lập đền thờ thành hoàng Thăng Long, gọi ngôi đền là Bạch Mã Linh từ.

Sông Tô Lịch được coi là hiện thân, của thủ đô Hà Nội, hy vọng rằng trong tương lai sông sẽ trở lại với vẻ đẹp vốn có như lúc ban đầu.

 

Leave a Reply