Menu
in

Trước Corona, thế giới đã gánh chịu rất nhiều đại dịch khủng khiếp

Năm 541: Dịch hạch Justinian

Đầu tiên nó bắt đầu tại Ai Cập, sau đó lan nhanh qua Palestine và đế chế Byzantine rồi tiến thẳng vào vùng Địa Trung Hải. Dịch bệnh này buộc hoàng đế Justinian lúc đó phải dừng kế hoạch đưa đế chế Roman trở lại và gây ra một sự lũng đoạn kinh tế rất lớn. Việc tạo ra bầu không khí tận thế ảm đạm của nó cũng được xem là một trong những nguyên nhân nhỏ giúp Cơ Đốc giáo được lan rộng nhanh chóng

Bệnh được ghi nhận là đợt dịch hạch đầu tiên của nhân loại, lan ra nhanh chóng vì mầm bệnh ở chuột và bọ chét trong những con tàu vận hàng đi khắp nơi giao thương. Đỉnh điểm là khi nó giết 10000 dân ở Constantiople mỗi ngày, theo sử gia Procopius. Theo nhiều ước tính, nó có thể đã giết đến 40% dân số trong thành phố và một phần tư dân số ở phia đông Địa Trung Hải.

Sau đó, vào năm 588, nó lây lan sang Pháp với mức độ nghiêm
trọng hơn, giết tới 25 triệu người dân. Và trong vòng 800 sau đại dịch này,
châu Âu không bị đại dịch nào tấn công thêm nữa. Tổng cộng, Dịch hạch Justinian
đã giết khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới, làm giảm 50% dân số châu Âu
vào giai đoạn 541 tới 700 và khoảng 26% dân số thế giới.

Năm 1350: Cái Chết Đen

Sau 800 năm ngủ yên bệnh dịch hạch lại một nữa bùng phát với
tên gọi Cái Chết Đen. Sở dĩ gọi là như vậy vì da người mắc bệnh sẽ trở nên sẫm
màu hơn người bình thường. Trong ba năm liên tục kể từ năm 1347, đã có 25 triệu
người chết tại riêng châu Âu, ngoài ra nó còn hoành hành ở châu Á và khu vực
Trung Đông, biến đây trở thành một đại dịch toàn cầu.

Mỗi lần bùng phát, dịch hạch đều mạnh và nghiêm trọng hơn lần
trước. Vào thế kỉ 18 thì người ta ghi nhận đã có 137 triệu người chết và mỗi lần
đại dịch đều giết 50% dân số tại những khu vực mà nó bộc phát. Người ta nói rằng
tốn đến 150 năm để có thể khôi phục lại lượng dân số trước khi đại dịch này xảy
ra, và nó thay đổi rất lớn cấu trúc xã hội lúc bấy giờ.

Năm 1492: thời kì trao đổi Columbus

Ảnh minh họa

Sự xuất hiện của người Tây Ban Nha tại vùng Caribbean đã
truyền theo những căn bệnh từ châu Âu như đậu mùa, sởi và nhiều bệnh dịch khác.
Vì không có sẵn sự miễn dịch do trước đây chưa từng tiếp xúc với những bệnh
này, những người dân địa phương đã chết tới 90% dân số trên khắp lục địa.

Khi Columbus đặt chân lên hòn đảo Hispaniola, ông bắt gặp
người Taino với dân số khoảng 60000 dân, thế rồi vào năm 1548, con số này còn
ít hơn 500 người. Vào năm 1520, đế chế Aztec đã bị tàn phá tận diệt bởi căn bệnh
đậu mùa mang trong những người những nô lệ Châu Phi. Một nghiên cứu vào năm 2019
kết luận rằng khoảng 56 triệu dân châu Mỹ bản địa chết vào thế kỉ thứ 16 và 17
và nguyên nhân lớn là do các bệnh dịch.

Năm 1817: đại dịch tả đầu tiên

Bệnh tả được ghi nhận lần đầu tiên vào khoảng thế kỉ 16,
nhưng mãi đến năm 1816 thì đại dịch tả mới bộc phát và trở nên khôn lường. Nó
đã hoành hành ở Ấn Độ, tiến vào Nga và các nước Đông Âu, Tây Âu và Bắc Mỹ. Theo
ghi nhận, chúng ta đã từng trải qua ít nhất 7 lần đại dịch tả, 6 trong số đó xuất
phát ở thế kỉ 19 và gần như tất cả mọi châu lục trên thế giới đều nhiễm, trừ
khu vực Nam cực. Lần thứ 7 gần nhất là ở Indonesia, nhưng lúc này thì điều kiện
sống đã trở nên phát triển và sạch sẽ hơn nhiều nên nó cũng trở nên ít nguy hiểm
hơn. Theo tổng cộng thì có đã giết hơn 150 ngàn người.

Năm 1889: Cúm Nga

Ảnh minh họa

Giai đoạn bắt đầu của thế kỉ 20 bắt đầu bằng những đại dịch
cúm, khởi nguồn là dịch cúm xuất phát từ Siberia và Kazakhstan, sau đó lây lan
vào Moscow và tới nhiều nơi khác ở châu Âu như Phần Lan, Ba Lan và đi khắp Châu
Âu. Nhiều năm sau đó, mầm bệnh được cho là đã tới Bắc Mỹ và châu Phi, theo ước
tính có khoảng 360 ngàn người đã chết vào cuối năm 1890.

Năm 1918: Cúm Tây Ban Nha

Đây được xem là dịch cúm lớn nhất và gây chết nhiều người nhất.
Ba nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Pháp, Mỹ và Sierra Leone. Khả năng gây tử
vong của nó rất cao và thường giết nhiều người ở độ tuổi 20 tới 40. Chỉ trong
vòng khoảng 6 tháng nó đã giết tới 25 triệu người, và làm 1/5 dân số thế giới mắc
bệnh. Tổng cộng nó đã làm 50 triệu người thiệt mạng, nhiều hơn cả người chết
trong Thế chiến thứ nhất.

Người ta cho rằng bệnh cúm do gia cầm này có nguồn gốc từ
Trung Quốc, lây lan do những người lao động Trung Quốc nhập cư. Những báo cáo
chính thống nhất được đưa ra cho dịch cúm này xuất hiện sau khi một đợt dịch bộc
phá tại thành phố Madrid vào mùa xuân năm 1918, do đó người ta gọi đó là cúm
Tây Ban Nha.

Mặc dù giết chóc rất kinh dị, nhưng nó bỗng biến mất vào mùa
hè năm 1919 khi những người mắc bệnh, một là đã tự miễn dịch, hai là đã chết và
không thể lây nhiễm nữa.

Năm 1981: Đại dịch HIV

Người nhiễm Hiv

HIV sẽ tàn phá hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, làm cho
những căn bệnh cơ hội có điều kiện để giết chết người bệnh. Trường hợp nhiễm
HIV/AIDS đầu tiên được quan sát là một người Mỹ nằm trong cộng đồng đồng tính.
Nguồn gốc của căn bệnh là từ một virus trong tinh tinh từ Tây Phi. Nó lây lan
qua đường máu, tình dục, từ mẹ sang con. Mặc dù đã có phương pháp điều trị
nhưng đã có 35 triệu người chết kể từ khi nó được phát hiện và phương pháp điều
trị triệt để tới nay vẫn chưa được tìm ra.

Năm 2012 :  Dịch Mers

Một loại virus mới bắt nguồn từ lạc đà xuất hiện ở Trung Đông và từng bước trở thành đại dịch toàn cầu. Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) hiện lan truyền với tốc độ đáng sợ. Từ năm 2012, dịch MERS đã có mặt tại 25 quốc gia.

Nắm 2014 : Dịch Ebola

Đại dịch Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại trong năm
2014. WHO xác nhận gần 7.000 trường hợp tử vong vì virus này. Sức tấn công mạnh
của đại dịch khiến 70% dân số Tây Phi nhiễm bệnh. Ebola bùng phát mạnh mẽ nhất
tại các vùng Guinea, Sierra Leone, Liberia. Hiện tại các hoạt động khoa học thử
nghiệm vaccine đang được đẩy mạnh

Hiên nay chưa có thuốc đặc trị virut corona, mọi người nên tự bảo vệ bản thân bằng cách rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, che miệng, mũi khi ho và hắt hơi.

 

Leave a Reply